13:47 ICT Thứ năm, 25/04/2024

Treo chân mày bằng chỉ không phẫu thuật


Bệnh viện thẩm mỹ JW hàn quốc


Bệnh viện thẩm mỹ uy tín nhất tphcm


Cắt mí mắt hàn quốc đẹp


Nâng mũi s line ở đâu đẹp và an toàn


Nâng mũi s line bao lâu thì đẹp


Phẫu thuật hàm móm có nguy hiểm không


Phẫu thuật vẩu hàm trên


Điều trị khớp cắn ngược


Quy trình phẫu thuật hàm hô


Bài giảng về Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam - VietGAP

Thứ hai - 01/04/2013 17:05
Nhằm nhanh chóng có tài liệu tập huấn cho đội ngũ giảng viên đào tạo thực hành áp dụng VietGAP trong nuôi trồng thủy sản, từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2012, Tổng cục Thủy sản đã phối hợp với Hội Nghề cá Việt Nam xây dựng “Bài giảng về Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam- VietGAP”. Bài giảng được sử dụng thống nhất trong tất cả các khóa đào tạo giảng viên VietGAP trong nuôi trồng thủy sản trên phạm vi cả nước, đồng thời là cơ sở để xây dựng tiếp các tài liệu đào tạo cho các nhà quản lý về nuôi trồng thủy sản, và tài liệu đào tạo cho người nuôi.
Bài giảng về Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam - VietGAP

Bài giảng về Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam - VietGAP

    Ăn và mặc là hai nhu cầu không thể thiếu của mỗi người, cho dù họ là người giàu sang tột đỉnh, hay nghèo khó cùng cực; Liên hợp quốc và các tổ chức trực thuộc có nhiều việc phải làm, nhưng vẫn giành sự ưu tiên đặc biệt cho các dự án và hoạt động về an ninh sinh học, an ninh lương thực, an toàn thực phẩm, xóa đói giảm nghèo và những năm gần đây là chống biến đổi khí hậu. Dân số thế giới ngày càng tăng và đạt ngưỡng 7 tỷ người vào tháng 10/2011. Kinh tế phát triển, mặt đất, mặt nước vốn là diện tích canh tác nông nghiệp và thủy sản ngày càng bị thu hẹp dần. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về lương thực và thực phẩm đòi hỏi phải áp dụng các giải pháp để tăng năng suất và sản lượng. Mặt trái của tình trạng trên cùng với nạn chặt phá rừng đầu nguồn, khai thác tài nguyên không theo quy hoạch dẫn tới bệnh dịch lạ phát sinh, thực phẩm không an toàn, trái đất nóng lên, bão lũ, động đất, sóng thần diễn ra ngày càng nhiều với quy mô và cường lực ngày càng lớn. Để ngăn chặn tình trạng trên, các quốc gia thành viên của Ủy ban môi trường và phát triển thế giới đã thống nhất khái niệm về “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu hiện tại, nhưng không làm tổn hại đến sự phát triển đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai”; Đồng thời Tổ chức Lương thực – Nông nghiệp thuộc Liên hợp quốc – FAO đã đưa ra định nghĩa về “Phát triển nghề cá có trách nhiệm là việc sử dụng bền vững nguồn tài nguyên, hài hòa với môi trường; là hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản không gây tổn hại đến hệ sinh thái, nguồn lợi và chất lượng của chúng; là việc chế biến để nâng cao giá trị của sản phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm và được người tiêu dùng chấp nhận”. Quan điểm về phát triển bền vững nói chung, phát triển nghề cá có trách nhiệm nói riêng đã trở thành phương châm hành động của các tổ chức quốc tế, các quốc gia, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp và mỗi người trên hành tinh chúng ta. Theo tinh thần đó, nhóm chuyên gia thuộc Tổng cục Thủy sản, Hội nghề cá Việt Nam, dưới sự chỉ đạo của Tổng cục Thủy sản, trong thời gian từ tháng 8 đến 12/2012 đã phối hợp biên soạn cuốn sách: “Bài giảng về quy phạm nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam, viết tắt là VietGAP”.

    Về nội dung: cuốn sách bao gồm 7 chương, trong đó Chương 2. Quy định chung; Chương 3. Quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm; Chương 4. Quản lý sức khỏe động vật thủy sản; Chương 5. Bảo vệ môi trường; Chương 6. Các khía cạnh kinh tế, xã hội, là những chương hướng dẫn triển khai nội dung của quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam (ban hành theo Quyết định số 1503/2011/QĐ-BNN-TCTS ngày 5/7/2011 của Bộ NN&PTNT), hướng dẫn phân tích mối nguy và những ví dụ minh họa tập trung vào 2 đối tượng nuôi chủ lực, đã có tài liệu hướng dẫn triển khai VietGAP (QĐ 1617/2011/QĐ-BNN-TCTS, ngày 18/7/2011) là cá tra, tôm sú và tôm chân trắng; Để bổ trợ cho nội dung chuyên môn còn có Chương 1. Phát triển bền vững và VietGAP trong nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam và Chương 7. Một số kỹ năng cần thiết đối với giảng viên VietGAP và 8 phụ lục bao gồm các quy định có liên quan trực tiếp đến triển khai VietGAP trong nuôi trồng thủy sản của Chính phủ, Bộ NN&PTNT; Bộ TN – MT; Bộ YT; Bộ LĐ-TB-XH.

    Về cấu trúc: cuốn sách được trình bày theo dạng giáo trình đào tạo. Từng trang được chia thành 2 nửa: nửa trên là trang chiếu (dùng để trình chiếu tại lớp); nửa dưới là phần ghi chú (giáo án) giành cho giảng viên, được trình bày theo 3 kiểu chữ gắn liền với các ký tự “chữ thường” là nội dung cơ bản giảng viên cần phải trình bày đầy đủ; “Chữ nghiêng” là nội dung mở rộng gồm cơ sở khoa học hay thực tiễn, giảng viên có thể trình bày khi có đủ thời gian, hoặc trả lời câu hỏi của học viên; và   “Chữ đậm” là những điều giảng viên và học viên cần đặc biệt lưu ý.

   
Tổng cục Thủy sản và nhóm tác giả cho rằng việc sử dụng cuốn sách này trong đào tạo, tập huấn giảng viên VietGAP, đánh giá viên VietGAP và những người trong đội VietGAP tại cơ sở nuôi trồng thủy sản sẽ tạo ra nhận thức thống nhất về phương pháp luận, nội dung và phương pháp triển khai VietGAP trên phạm vi cả nước.

    Cuốn sách này cũng là tài liệu tham khảo quan trọng để xây dựng bài giảng VietGAP giành cho đối tượng là cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý nuôi trồng thủy sản cấp trung ương và địa phương, đồng thời cũng là tài liệu tham khảo để xây dựng bài giảng cho công nhân nuôi trồng thủy sản.

    Nhóm tác giả chân thành cám ơn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Thủy sản trực tiếp là Thứ trưởng, kiêm Tổng cục Trưởng Vũ Văn Tám, các ông Phó tổng cục Trưởng Tổng cục Thủy sản: TS. Phạm Anh Tuấn; TS. Nguyễn Huy Điền; cám ơn lãnh đạo Hội nghề cá Việt Nam, trực tiếp là ông Chủ tịch Hội TS. Nguyễn Việt Thắng; Phó Chủ tịch thường trực Hội PGS.TS Võ Văn Trác đã thống nhất chủ chương, chỉ đạo nội dung và tạo điều kiện thuận lợi để nhóm tác giả hoàn thành cuốn sách này.
 

NHÓM TÁC GIẢ

Những tin cũ hơn

 

thiet ke nha

thiet ke nha dep

nha pho dep

thi cong nha xuong

biet thu dep

thiet ke noi that

Nem cao su gia re tai tphcm

Tu sat quan ao gia re

Nem cao su gia re

Ruot goi gia re tai tp hcm

thi cong nha xuong gia re

thiet ke noi that chung cu