19:14 ICT Thứ sáu, 29/03/2024

Treo chân mày bằng chỉ không phẫu thuật


Bệnh viện thẩm mỹ JW hàn quốc


Bệnh viện thẩm mỹ uy tín nhất tphcm


Cắt mí mắt hàn quốc đẹp


Nâng mũi s line ở đâu đẹp và an toàn


Nâng mũi s line bao lâu thì đẹp


Phẫu thuật hàm móm có nguy hiểm không


Phẫu thuật vẩu hàm trên


Điều trị khớp cắn ngược


Quy trình phẫu thuật hàm hô


Chuyện vui

Thứ bảy - 27/04/2013 12:04
1. Con biết vì sao tóc bà ngoại bạc trắng rồi
   
Một người mẹ đang ngồi để con gái nhổ tóc sâu. Chợt đứa con kêu lên: “Lần trước con nhổ tóc sâu cho mẹ, tóc bạc ít thôi, nhưng bây giờ thì tóc bạc nhiều quá mẹ ạ.”.  Người mẹ nói: “Tại con đấy, mỗi lần con hư thì tóc trên đầu mẹ lại bạc thêm mấy sợi”. Ngẫm nghĩ một lát, đứa con reo lên: “A, bây giờ thì con đã hiểu, vì sao tóc bà Ngoại bạc trắng rồi!”

2. Lần sau, của ai người ấy nhận !
    Một gia đình nọ, người chồng tự cho mình cái quyền sống theo ý thích, mà không cần quan tâm đến sự phiền toái và hậu quả đã gây ra cho những người chung quanh.
    Một lần, có khách quan trọng tới thăm, người vợ đon đả đón tiếp và tất bật làm cơm đãi khách. Khi mọi người đã tề tựu đông đủ quanh mâm cơm, thay vì trịnh trọng mời khách uống rượu thì ông chủ nhà đã tự nhiên “ủ…m” một cái. Mọi người lặng đi nhìn nhau, đặc biệt là khách tỏ ra rất lúng túng, vì sợ rằng mọi người nghi mình là tác giả của sản phẩm trên. May sao, bà vợ nhanh trí mắng thằng con trai lớn (6 tuổi): “Con hư quá! Đang bữa cơm, nhà có khách mà con lại thế! Mau xin lỗi cả nhà đi!”. Thằng bé tròn xoe mắt nhìn mẹ, nó nhận được ánh mắt thông cảm nhưng cũng rất nghiêm khắc, nên mặc dù ấm ức, nó vẫn nói: “Con xin lỗi bác và cả nhà ạ!”. Được lời như cởi tấm lòng, ông khách vui vẻ nói: “Không sao đâu cháu, nào cả nhà ăn cơm đi!”. Khi khách đã ra về. người mẹ an ủi con, trách chồng. Người chồng hứa không tái phạm.
    Bẵng đi một thời gian, nhà lại có khách và người chồng lại “ủm” trong lúc đang ăn cơm. Lần này không phải người vợ mà chính người chồng nhìn trừng trừng vào  con trai lớn và mắng: “Con hư quá, mau xin lỗi bác và cả nhà đi!”. Thằng con đỏ bừng mặt vì xấu hổ và giận dữ, nó buông bát đũa, đứng dậy đi ra ngoài, vừa mếu máo vừa nói: “Con chỉ nhận hộ bố lần này nữa thôi đấy, lần sau của ai người ấy nhận!”…

3. Chú Công an ơi! Tôi bị đậu phộng đường mất rồi!
   Đất nước thống nhất chưa bao lâu, một bác nông dân miền Bắc đi thăm con trai đang công tác tại Sài Gòn. Anh con trai mặc dù bận việc, nhưng các buổi tối và ngày nghỉ cuối tuần, đều giành thời gian chở bố đi thăm danh lam, thắng cảnh các nơi. Anh cũng không quên nói với bố về những khác biệt trong sử dụng ngôn ngữ. Ví dụ: miền Bắc gọi là: ngô, lạc, lợn… thì trong Nam các từ tương ứng là: bắp, đậu phộng, heo…và dặn bố, khi ở trong này phải dùng từ của miền Nam người ta mới hiểu. Ông bố lẩm nhẩm và nhớ kỹ.
   Sau mấy ngày khi đã tương đối quen, ở nhà một mình thấy buồn, ông khóa cửa và đi ra phố. Vừa đi, vừa ngắm cảnh người, cảnh vật rất là vui vẻ thích thú. Cứ thế đi mãi, khi đã muộn, ông sực nhớ cần phải về nhà. Nhưng thật không may, ông không nhớ tên phố và số nhà của anh con trai, nên vòng vèo rất lâu mà ông vẫn chưa tìm được nhà mình. May quá, ông nhìn thấy một anh công an đang đứng ở ngã tư đường. Ông hăm hở đi tới và nói: “Chú công an ơi, tôi bị đậu phộng đường rồi!”. Người công an: “???”

4. Nguyên nhân gì khiến vợ bạn tôi chuyển nơi khám bệnh cho con?
   Bạn tôi có một gia đình hạnh phúc. Họ sinh được 2 người con trai. Con trai cả giống mẹ: Trắng nõn; con trai út giống bố: Đen thui. Tôi không biết tên khai sinh của hai cháu, chỉ nghe bố mẹ cháu gọi là “Cu trắng” và “Cu đen”.
   Một lần Cu đen viêm họng, sốt cao, mẹ đưa Cu đen đến phòng khám tư nhân của một bác sỹ khá nổi tiếng. Người đến khám đông, nên hai mẹ con phải ngồi chờ. Với tính cẩn thận, nên mỗi lần có người từ phòng khám đi ra, vợ bạn tôi đều hỏi thăm. Người thứ nhất dắt con ra, vợ bạn tôi hỏi: “Bác sỹ khám thế nào, chị?”. Chi kia trả lời: “Bác sỹ không những giỏi chuyên môn mà còn giỏi cả bói toán nữa chị ạ!”. Vợ bạn tôi hỏi: “Ông ấy bói gì cho chị?” Chị kia trả lời: “Khi con tôi nói cháu tên Hoa, bác sỹ liền hỏi tôi: “Vào ngày sinh và 8/3, chị thích nhất là được tặng hoa đúng không?. Tôi ớ người ra quên cả trả lời, không hiểu sao bác sỹ giỏi thế chứ!”
   Người thứ hai dắt con ra, vợ bạn tôi lại hỏi: “Bác sỹ có giỏi tâm lý không chị?”. Chị này nói liền một mạch: ”Khi con tôi nói nó tên Thu, bác sỹ liền hỏi tôi: Anh chị yêu nhau và làm đám cưới vào mùa thu đúng không?
   Nghe xong, vợ bạn tôi đứng dậy nắm tay con nói: “Ta đi khám nơi khác con ạ”. Thằng bé ngạc nhiên: “Sao lại đi chỗ khác? Cả hai người đều nói bác sỹ giỏi khám bệnh và giỏi xem bói nữa mà mẹ”. Vợ bạn tôi kiên quyết kéo con đi, vừa đi vừa trả lời: “Cái chính mẹ không thích là ở chỗ ông ấy giỏi đoán”.
Nếu là bác sỹ, bạn sẽ đoán vợ bạn tôi thích gì nào?

5. Giảng bài nhớ liên hệ với thực tế
5.1. Cô giáo dạy địa lý trường làng, vừa đi tập huấn về. Cô rất muốn gắn bài giảng với thực tế. Một lần khi bắt đầu tiết học, cô chỉ định một em trai nhanh nhẹn nhất lớp, tên là Sửu, đứng dậy và hỏi:
    - Nhà em có  “châu” không?
    - Thưa cô, nhà em có ạ!
    - Vậy thì “châu” đi nhanh gọi là gì?
    - Thưa cô, gọi là “châu” chạy ạ.
    - Tốt, nếu “châu” chạy thật nhanh thì gọi là gì?
    - Thưa cô, gọi là “châu” lồng ạ
    - Giỏi lắm, thế “châu” lồng rất nhanh gọi là “châu” gì?
    - Thưa cô, gọi là “châu” phi ạ.
    - Quá xuất sắc, nào! Các em mở vở ra, hôm nay chúng ta học bài “Châu Phi!”.
   Tật “lói” ngọng đã gây ra hậu quả thế đấy!

5.2. Chủ điểm “Mùa đông”
   Cuối thu, cô giáo dạy văn vào lớp để dạy bài “Cái chăn bông”. Nhằm tạo hứng khởi cho tiết học, cô gọi em Lém đứng dậy và hỏi:
    - Buổi tối mùa đông, trên giường nhà em có gì?
    - Em thưa cô, trên giường có mẹ em và em ạ!
    Cô giáo giật mình nhưng vẫn hỏi tiếp: Thế trên mẹ em và em có gì nào?
    - Em thưa cô, trên em không có gì, còn trên mẹ em là bố em ạ !
    Đã đâm lao phải theo lao, cô tiếp tục : Vậy trên bố em là cái gì?
    - Em thưa cô, trên bố em là tay mẹ em ạ !
    Hết chịu nổi rồi, cô nói như quát: Thế cái chăn bông ở đâu?!
    - Em thưa cô, cái chăn bông ở dưới nền nhà ạ!

5.3. Trái tim có chân
   Trong tiết dạy sinh vật, cô giáo yêu cầu một nữ học sinh lên bảng vẽ hình trái tim. Nữ sinh nắn nót vẽ hình trái tim giống quả táo tàu, cuống quay lên trên. Cô giáo hỏi cả lớp: “Bạn vẽ trái tim đúng không các em?”. Cả lớp đáp: “Thưa cô, đúng ạ!”. Nhưng một bạn trai giơ tay và phát biểu: “Em thưa cô, bạn vẽ ngược và thiếu ạ!”. Cô giáo yêu cầu lên bảng, bạn nam vẽ hình quả táo tàu cuống quay xuống dưới và vẽ thêm 2 chân.
   Cả lớp ồn ào, cô giáo hỏi: “Em nghĩ là trái tim có chân sao?”. Bạn nam tin tưởng trả lời: “Em chắc chắn ạ!”. Cô giáo hỏi: “Em có bằng chứng gì không?”. Bạn nam lễ phép thưa: “Thưa cô, tối qua nằm trên giường, em nghe bố em bảo: Trái tim của anh ơi, giang chân ra nào!”.
   Nghe xong câu trả lời, các bạn nữ đỏ mặt cười rúc rích, các bạn nam thì ngẩn tò te, còn cô giáo thì…từ từ tách 2 chân ra ! ?

6. Xác định vị trí trái tim
   Một thiếu phụ, gặp cảnh éo le buồn phiền, muốn kết thúc cuộc đời nhưng lại sợ bị đau. Chị biết rằng tự sát bằng súng bắn vào đầu hoặc vào tim thì sẽ chết ngay, không có cảm giác đau đớn. Chị ghét trái tim, nên chọn cách bắn vào tim mình. Đọc rất nhiều tài liệu, chị biết rằng thông thường trái tim nằm ở phía dưới núm vú khoảng 1,5-2 cm. Chị nạp đạn vào súng, căn dưới núm vú 1,7 cm và bóp cò. Nhưng chết đâu không thấy, chỉ thấy quá đau và máu me lênh láng. Chịu không nổi, chị đành gọi xe cấp cứu đưa chị đi bệnh viện.
   Một tuần sau, chị được xuất viện, tay cầm quyển y bạ trong đó ghi: “Bệnh nhân phải cắt và nối 2 đoạn ruột do bị đạn xuyên thủng”.
   Tôi đoán thiếu phụ này họ Triệu, còn bạn?

7. Một vụ lừa đảo khủng khiếp
   Tại một nhà ga, quang cảnh nhộn nhịp. Một số người ngồi trên ghế, một số khác lững thững đi dạo. Một tiếng rao lanh lảnh vang lên: “Báo ơ! Báo ơ! Có một vụ lừa đảo ngoạn mục, kẻ lừa đảo không quá đáng ghét, người bị lừa không quá đáng thương, vì tin này giá báo hôm nay tăng thêm 500 đồng/ tờ. Mua đi, mua đi kẻo hết, tôi chỉ có 85 tờ báo thôi!
   Mọi người giành nhau mua báo, cậu bé thì vui vẻ thu tiền. Những người có báo tìm mãi không thấy mục lừa đảo như cậu bé rao, ai cũng thắc mắc.
   Mấy phút sau, ở bên kia đường, cũng giọng ấy và nội dung rao như thế, cậu bé liếc mắt vào sân ga, thấy mấy người cầm báo vẫy vẫy. Cậu ta tảng lờ như không thấy và rao thêm: “Đến giờ phút này, đã có 79 người bị lừa. Mua đi ! mua đi ! tôi chỉ còn 6 tờ báo mà thôi!

8. Châm cứu bằng…
   Một chuyện có thật nhưng chưa được viết trong “Tam quốc diễn nghĩa”, dưới đây là nguyên bản:
   Sau khi hoàn thành nhiệm vụ do cha nuôi giao là tạo mâu thuẫn do ghen tuông giữa Lã Bố và Đổng Trác, dẫn tới Lã Bố giết chết Đổng Trác, Điêu Thuyền bèn chung sống với Lã Bố như vợ chồng.
   Một lần, Lã Bố đánh trận xa, dài ngày, Điêu Thuyền ở nhà một mình. Sau vài ngày xa chồng, Điêu Thuyền thấy trong người rạo rực, khó chịu, đến nỗi ban đêm không thể nào ngủ được. Đến ngày thứ 3, nàng bèn sai người hầu gái đi mời lang y.
   Đi một lúc, người hầu gái dẫn một lang y tên là Kỳ Đà về, người này tự xưng là học trò của Hoa Đà.
   Sau khi nghe kể bệnh, bắt mạch, lang y Kỳ Đà nói: “Bệnh của phu nhân không khó chữa, ngay bây giờ, hãy vào phòng, cởi bỏ xiêm y, nằm lên giường để tôi châm cứu vào lỗ rốn, chỉ sau một khắc là khỏi bệnh”. Hơi ngần ngại, nhưng cuối cùng Điêu Thuyền cũng vào buồng làm như lời Kỳ Đà nói và nhắm mắt chờ đợi. Kỳ Đà nhẹ nhàng xoa bóp khắp cơ thể Điêu Thuyền, sau đó nói “Tôi bắt đầu châm cứu nhé!
   Đột nhiên, Điêu Thuyền la lên: “Oái, chỗ ấy đâu phải là lỗ rốn?!” Kỳ Đà tiếp tục hành sự, và thủng thẳng : “Thì tôi cũng có châm bằng kim đâu!”. Điêu Thuyền nghĩ bụng: “Ừ nhỉ!” rồi nằm yên. Một khắc sau, lang y cất đồ nghề và hỏi: “Nàng đã hết bệnh chưa?”. Điêu Thuyền đỏ mặt lí nhí: “Khỏi rồi!” Kỳ Đà cung kính xin phép ra về. Điêu Thuyền vội vàng giữ lại và nói: “Thần y khoan nhận tiền công, mai hãy ghé lại để chữa tiếp, kẻo bệnh này lại tái phát!
   Nếu bây giờ lại có "Điêu thuyền", bạn muốn trở thành lang y " Kỳ đà " Không vậy ?

9. Cẩn thận kẻo vỡ
   Một chuyến tàu đường dài, tàu đang dừng lại một nhà ga. Một bà già xách theo một bao tải không to nhưng có vẻ nặng lắm. Một thanh niên thấy vậy liền giúp đặt bao tải bên cạnh ghế của mình và nhường chỗ cho bà cụ.
   Tàu chạy được vài giờ mà vẫn không có ghế nào trống, người thanh niên định ngồi lên bao tải. Bà cụ ngăn lại và nói: “Không được đâu, vỡ trứng đấy con ạ!”. Anh thanh niên tròn mắt: “Bà chứa trứng trong bao tải này sao?”. Bà già thủng thẳng: “Trong bao tải là dây thép gai!

10. Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò
   Một nhóm học sinh cùng làng, ngày nào cũng phải lên tàu để đến trường và tan học lại trở về nhà bằng tàu hỏa. Có đôi bạn trai thông minh và tinh nghịch, một người tên A, người còn lại tên B. Khi lên tàu, các cậu chỉ mua 1 vé mà chưa lần nào bị nhân viên soát vé phát hiện. Một cậu học sinh tên C hỏi làm cách nào để trốn vé. A và B trả lời: “Có rất nhiều cách, ví dụ như khi thấy nhân viên soát vé đi từ xa lại, cả 2 đi vào buồng vệ sinh, nhân viên soát vé thấy cửa đóng sẽ gõ cửa, chỉ cần đẩy vé qua khe cửa cho người ta bấm lỗ và trả lại là xong!”.
   Vốn không thông minh, lại tham tiền, học sinh C bèn rủ bạn tên D ngày mai sẽ lậu vé theo cách mà A và B đã nói. A và B biết rằng sáng hôm sau C và D chỉ mua 1 vé và chúng sẽ giành mất nhà vệ sinh, nhưng mặc kệ, chúng cũng chỉ mua 1 vé. Quả nhiên, khi thoáng thấy bóng nhân viên soát vé từ xa, C và D nhanh chân chạy vào nhà vệ sinh và đóng cửa lại. Ngay lập tức, A đi đến gõ cửa, một tấm vé được đưa qua khe cửa, A liền cầm lấy và đi về chỗ ngồi.
    Biết đã bị lừa, C và D không dám ra khỏi phòng vệ sinh nữa.
    Chuyện gì sẽ xảy ra khi nhân viên soát vé đến gõ cửa phòng vệ sinh nhỉ?

11. Ngu hơn Bò đực
   Tại lớp Chăn nuôi - Thú y của một trường Đại học, có một cô gái xinh xắn-kiều diễm được cả lớp gọi là: “Hoa khôi” và một chàng trai thông minh-lịch thiệp nhưng  không biết gì khác ngoài chuyện học tập, cả lớp gọi là: “Mọt sách”.
   Ý thức được giá trị sắc đẹp của mình, Hoa khôi thường mất khá nhiều thời gian cho việc ngắm nghía, chải chuốt, hậu quả là nàng học dốt nhất lớp. Còn Mọt sách nhờ bản tính thông minh. lại chú tâm học hành, nên học giỏi nhất lớp. Kỳ thi cuối năm đã đến, thầy chủ nhiệm và Ban cán sự lớp phân công Hoa khôi học nhóm với Mọt sách. Với Mọt sách, thông tin này chẳng đáng quan tâm, nhưng Hoa khôi thì thích lắm, bởi vì chàng học giỏi và vì nàng đã thích chàng từ lâu.
   Một lần Hoa khôi rủ Mọt sách ra học dưới tán cây đa, ở giữa cánh đồng cỏ rộng mênh mông. Chọn chỗ ngồi xong, Mọt sách liền chăm chú... " Gặm sách" . Còn Hoa khôi, chỉ tập trung được một lúc rồi gấp sách lại, bâng khuâng nhìn ra cánh đồng đang có một đàn bò sữa gặm cỏ. Bỗng Hoa khôi phát hiện một anh Bò đực lực lưỡng từ xa phi thẳng đến chỗ một chị bò cái và "Làm cái việc cần làm", với sự phối hợp nhiệt tình của " Đối tác ".
   Hoa khôi liền vỗ vào vai Mọt sách nói: “Anh nhìn kìa! sách nói giống cái khi nuôi con thì không  động dục, nhưng vì sao lại có hiện tượng như thế kia?”
   Mọt sách: “Lý thuyết chung là như vậy, nhưng vẫn có trường hợp cá biệt chứ!”.
   Hoa khôi: “Nhưng, vì sao giữa hàng ngàn bò cái mà con bò đực lại tìm được con bò cái  "muốn" chuyện ấy?”
   Mọt sách: “Sách nói rằng, khi giống cái "động dục" sẽ tiết ra một thứ mùi dẫn dụ giống đực. Con đực cứ theo cái mùi ấy mà tìm đến!”. Trả lời xong Mọt sách tiếp tục "gặm", còn Hoa khôi thì: lúc nhìn con bò đực, lúc quay sang Mọt sách nói: "Cánh đồng cỏ xanh chưa kìa !", " Trời hôm nay trong quá! ", "Gió mát quá ?"...Nhưng thật đáng ghét, cái con Mọt sách ấy - nó chỉ “ừ!” một tiếng hững hờ rồi lại tiếp tuc mải miết gặm...Hoa khôi bèn vỗ mạnh vào vai Mọt sách và hỏi: " Từ nãy tới giờ anh có thấy mùi gì không?". Mọt sách ngừng đọc, vểnh mũi lên hít... hít...rồi đáp: " Không , anh chẳng thấy mùi gì cả! ". Hoa khôi giận quá, đứng dậy đi về, nhưng đi được vài bước, nàng ngoái lại, nhìn trừng trừng vào Mọt sách và mắng: " Đúng là cái đồ ...Ngu hơn cả bò đực!?".
   Hỡi cánh đàn ông! Phụ nữ mắng gì cũng được, nhưng đừng để họ mắng : Ngu hơn bò đực nhé !

12. Nhận biết  Cá đực, cá Cái ?
   
Tại một làng quê miền biển, có một đôi vợ chồng nghèo, sống hạnh phúc bên nhau, nhưng gần 50 tuổi họ mới sinh được một cậu con trai. Đã hiếm, lại muộn, nên cả vợ lẫn chồng đều rất chăm chút, cưng chiều con. Thằng bé thông minh, nhưng lười học và không chịu lao động nên cha, mẹ rất lo lắng. Khi con đến tuổi đi học, nhà chật nên ông bố làm môt gác xép để buổi tối con trai lên đó ngủ . Ở thôn quê, không có điện, nên cả nhà thường ngủ sớm. Mỗi lần muốn làm chuyện "tình cảm" lại sợ thằng con biết, nên ông bố thường gọi: “Tý ơi!”. Khi cu Tý : “Dạ!” thì liền bị mắng : “Tại sao không ngủ đi?”. Bị mắng nhiều lần, cu Tý thắc mắc " Tại sao bố gọi, mình thưa, lại bị mắng nhỉ?...”. Lần sau bố gọi, mình không thưa nữa, xem sao nào!”
   Một buổi tối trời mát mẻ, cả ông và bà đều muốn chuyện tình cảm. Trước khi bắt đầu ông bố gọi; “Cu Tý!”. Tý nghe rõ nhưng nằm yên. Ông bố gọi lại: “Tý ơi !”. Tý vẫn yên lặng. Ông bố nói với vợ: “Ta bắt đầu nhé ! ...”. Cu Tý nằm trên gác xép, nhìn xuống thấy hết. Xong việc, ông bố hỏi vợ: “Khi tới cực đỉnh, bà thường có biểu hiện gì?” Bà vợ nói: “Khi ấy mắt tôi lim dim, còn miệng thi thở phì phò”. Bà hỏi lại : “Thế ông thì sao?”. Ông trả lời: “Khi nào bà thấy bộ ria mép của tôi giật.. giật  thì là đúng lúc rồi đấy!”. Cu Tý cũng nghe thấy hết.
   Sáng hôm sau, Tý theo bố chèo thuyền ra sông câu cá. Do mải nghịch ngợm, nên mặc dù bố câu được rất nhiều cá, nhưng Tý chỉ được vài con . Trên đường chèo thuyền về, ông bố than vãn: “Bố mẹ già rồi, sức mỗi ngày mỗi yếu , rồi cũng đến lúc cả bố và mẹ đều chết cả, con không chịu học, không chịu làm, khi đó lấy gì để sống?”. Cu Tý đang nghịch nước trên mũi thuyền trả lời: “Mỗi người mỗi nghề, lo gì bố?”. Ông bố hỏi: “Bố Làm ruộng, Làm thuê, Câu cá ... còn con, con có nghề gì?”. Cu Tý tưng tửng: “Con biết xem cá náo là đực, cá nào là cái đấy!”. Ông bố quát: “Trong xô cá này, mày chỉ cho tao xem con nào đực, con nào cái?”. Cu Tý tinh bơ: “Con này mắt lim dim, miệng thở phì phò là con cái, con này ria mép giật, giật là con đực ...”
    Các chị ơi, những người đàn ông không để ria mép, thì làm cách nào để nhận biết nhỉ?

13. Người đàn bà ấy yêu ai
   Ở một tỉnh nọ, có một cán bộ lãnh đạo đang trên đường ra sân bay để đi công tác. Đột nhiên nhận được điện thoại của thượng cấp, bảo phải hoãn chuyến đi để quay về giải quyết việc gấp. Anh tuân lệnh và bảo lái xe chở mình về nhà cất hành lý rồi mới đến cơ quan.
   Khi về tới nhà, anh bắt gặp người bạn thân đang trên giường với vợ mình. Quá giận dữ anh đã mắng chửi vợ và bạn thậm tệ. Chờ cho anh nguôi cơn giận, cô vợ lẻn ra ngoài, còn anh bạn thì nói: “Anh mắng, chửi tôi thì đúng mà cũng không đúng!”. Anh hỏi: “Không đúng ở chỗ nào?”. Người bạn nói: “Vợ anh không yêu anh, không hạnh phúc với anh, cô ấy yêu tôi, và tôi có trách nhiệm làm cho cô ấy hạnh phúc!”. Thế là một cuộc tranh luận về việc người đàn bà này yêu chồng hay yêu người tình hơn đã nổ ra. Tranh luận một hồi không ra đáp án. Hai người bèn thống nhất cách thử như sau: Họ công bố cho người đàn bà biết là ngày mai họ sẽ đấu súng ngay tại nhà này (họ ngầm giao ước : súng thật, đạn thật nhưng đã tháo bỏ đầu đạn. Sau tiếng nổ cả hai sẽ cùng ngã xuống, giả chết.  Nếu người đàn bà chạy đến với ai, có nghĩa chị ta yêu người ấy và người còn lại sẽ rút lui).
   Y hẹn, sáng hôm sau hai người đàn ông đứng dựa lưng vào 2 bức tường đối diện, chĩa súng vào nhau. Một người đếm 1…2…3 cả 2 cùng: “Đoàng!” và cùng ngã vật xuống nền nhà.
   Người đàn bà đứng trong buồng nhìn ra, đã nhìn và nghe thấy hết và đúng như hai người dự đoán, chị đã chạy ra, nhưng chị không chạy đến với người nào cả, mà chạy ra hiên vẫy tay vào hướng bụi cây (nơi có người đàn ông đang núp) và nói “Anh ơi anh, vào đi! Cả hai thằng đều chết rồi!”.

14. Người điếc và người câm, có thể nói chuyện với nhau không ?
   Thật may mắn, chúng ta sinh ra là những người lành lặn, tuy thế nhưng chưa chắc khi nói chuyện, hoặc tranh luận chúng ta đã hiểu được nhau. Một số người không may, khi sinh ra hoặc trong cuộc sống gặp rủi ro dẫn tới bi tàn tật, nhưng họ đã cố gắng vươn lên và nhiều người đã thành công.
   Bạn có tin là 1 người điếc (nói được nhưng không nghe được), có thể nói chuyện với 1 người câm (nghe được nhưng không nói được) không ? Không tin à, vậy hãy đọc tiếp nhé.
   Có một gia đình, chồng bị điếc còn vợ bị câm. Nhưng họ hoàn toàn hiểu nhau và luôn luôn hạnh phúc. Một lần nhà hàng xóm bị cháy, chị vợ chạy tới cùng mọi người cứu chữa. Khi chị trở về, người chồng hỏi: “Nhà ai bị cháy thế?”. Chị vợ chỉ tay xuống chân: hai chân chị không tiến lên phía trước, không lùi ra sau mà di chuyển theo chiều ngang. Ông chồng nói: “Cháy nhà thằng Phó Ngang à?”. Chị vợ mỉm cười, gật đầu. Chồng lại hỏi: “Thế vợ, chồng nó đi đâu, mà để nhà bị cháy?”. Chị vợ lại chỉ tay xuống 2 chân và đi giật lùi. Ông chồng nói: “Hóa ra là chúng nó đi lên miền ngược à?” Chị vợ lại gật đầu cười. Ông chồng hỏi: “Bọn nó lên đó làm gì vậy?”. Chị vợ dùng tay phải chỉ vào tay trái đang luồn trong váy, sau đó đưa ngón lay trái vào mùi chồng. Ông chồng hít ...hít rồi nói: “Chúng nó đi buôn mắm hử?”. Chị vợ vỗ tay gật đầu. Ông chồng hỏi tiếp : “Thế nhà bị cháy, có cứu chữa được gì không?” Chị vợ chổng đít vào mặt chồng, cầm tay chồng cọ nhiều lần vào mông mình, ông chồng than thở: “Rõ khổ, cháy nhẵn như chùi, thế thì sống làm sao được nữa!”.

15. Lập dị (khác người) có tốt không
   Một chị phụ nữ, không xấu, nhưng do cách sống lập dị (không giống ai) nên đã lớn tuổi, mà vẫn chưa có chồng. Dưới đây là một chuyện về chị:
   Mùa hè đến, cả cơ quan đi nghỉ mát tập thể, chị xin đi riêng. Cơ quan đi nghỉ ở vùng miền núi cao, chị quyết định đi nghỉ ở biển. Tuy vậy, chị vẫn gặp nhiều khó khăn vì hỏi đến bãi biển nào, thì cũng đã có người phụ nữ của cơ quan nói rằng họ đã đến đó. Cuối cùng, thì cũng có một bãi biển mà không một người phụ nữ nào ở cơ quan biết đến và chị quyết định đi nghỉ tại bãi biển này.
   Tới nơi, lấy phòng xong, chị xuống hỏi lễ tân: “Khoảng mấy giờ thì mọi người đi tắm?”. Lễ tân trả lời: “Khoảng 8h!”. Chị quyết định sẽ đi tắm biển lúc 7h. Đồ tắm của chị rộng thênh thang, vì nếu mặc đồ tắm sát người thì sẽ giống các phụ nữ khác, đó là điều chị không thích.
   Xuống biển bơi một lúc, đồ tắm rộng bị sóng đánh tuột khỏi người lúc nào không hay, khi nhìn lên bờ chị thấy toàn đàn ông - tuyệt nhiên không thấy người phụ nữ nào. Nóng bừng mặt, chị muốn lên bờ, nhưng không còn đồ tắm trên người, nên chị đành bơi lòng vòng và nghĩ cách. Chợt chị thấy một miếng ván đang trôi lềnh bềnh, chị mừng quá liền túm lấy và quyết định khi lên bờ và sẽ dùng miếng ván để che phía trước.
   Nhưng quái lạ, khi bước lên khỏi mặt nước, chị phát hiện bọn đàn ông cứ nhìn vào miếng ván, nhìn chị, rồi cười ngặt nghẽo. Theo phản xạ tự nhiên, chị cúi nhìn miếng ván, thấy ghi dòng chữ: “Nơi này giành riêng cho đàn ông!”. Hoảng quá, chị lật mặt kia của miếng ván để che và tiếp tục đi lên. Nhưng cái bọn đàn ông đáng ghét chúng nhìn nhiều hơn và cười to hơn. Chị vội nhìn xuống, thì thấy dòng chữ: “Chiều sâu 1,8m!”. Hoảng quá, chị vứt tấm ván và chạy thẳng về phòng.
   Người ta nói: “Chết đuối vớ được …cọc”, đằng này chị lại vớ lấy miếng ván đề dòng chữ: “ Bãi tắm giành riêng cho đàn ông”. Chết là đáng !

16. Giá mà, heo nhà mình nó cũng lớn nhanh như thế
    Một chị nông dân gánh heo ra chợ bán. Do chằng buộc không kỹ,  một con heo xổng lồng chạy ra cánh đồng. Chị nông dân vừa đuổi theo, vừa kêu người giúp đỡ. Một bác nông dân đang dong trâu ra đồng cày ruộng, thấy vậy bèn cột trâu vào cày và đuổi theo con heo. Một lúc sau bác đã chộp được đầu con heo và đè nó xuống, nhưng con heo khá lớn và chống cự quyết liệt, khiến bác nông dân không thể vật nó ra. Bác phải nằm đè lên con heo, 2 chân sau của con heo ( ở dưới háng của bác nông dân ) đạp lia lịa. Bác nông dân liền nói với chị nông dân: “Chị nắm chặt chân sau của con heo, thì tôi mới vật nó ra được!”. Chị nông dân nghe lời, luồn tay qua háng bác thấy một vật cứng, chị bèn tóm chặt và kêu lên: “Tôi tóm được chân nó rồi! Bác vật nó ra đi!”. Bác nông dân nói: “không phải cái chân heo đâu!”, chị nông dân cãi: “Tôi nắm được thật rồi mà!”. Bác nông dân nói: “Tôi đã bảo, đấy không phải là chân heo, mà là chân…. tôi!”
   Hiểu ý, chị nông dân vội quờ tay dò tìm chỗ khác và đỏ mặt, nói chữa thẹn: “Giá mà nuôi heo, nó cũng lớn nhanh như thế, thì lãi phải biết”.

17. Quá đã
    Đất nước giải phóng, hai miền Nam - Bắc thống nhất, mọi người có dịp đi, lại thăm viếng nhau .
   Tại bến xe miền Nam, trên một chuyến xe đường dài, chị thanh niên tên A, người miền Bắc, ngồi cạnh chị là thanh niên tên B người Nam bộ. Họ nhanh chóng làm quen. Chị A nhìn xuống đường, thấy một phụ nữ nói lớn: “Hai ơi! Cho quá giang với nào!”. Một người đàn ông dừng xe máy, chờ chị lên xe xong, chiếc xe lao đi.
   Chị A nhìn sang anh B hỏi: “Giang là sông, vậy mà chị kia đi nhờ xe máy lại nói là cho quá giang, nghĩa là sao hả anh?”. Anh B vui vẻ: “Từ giang ở trong này có nghĩa  rộng hơn, ví dụ: Mình không có xe, phải đi nhờ xe người khác thì gọi là quá giang”. Chị A: “Tôi chưa hiểu!”. Anh B đưa thêm ví dụ : Hai nhà liền nhau, cây của nhà này, ngả sang vườn nhà hàng xóm thì gọi là quá địa; Hoặc hàng hóa nước A xuất sang nước C nhưng mượn đường nước B để chở hàng tới nước C, thì gọi là quá cảnh. Chị A nói: “Tôi hiểu rồi!”. Anh B nói: “Chưa chắc chị đã hiểu, tôi đưa thêm ví dụ nữa: Tay của tôi, lẽ ra phải đặt trên đùi của tôi. Nhưng tôi không làm thế, mà đặt trên đùi của chị, thì gọi là “ quá “ gì nào?”. Ngẫm nghĩ một lát, chị A trả lời: “Gọi là: QUÁ ĐÃ!”.

18. Hãy cẩn thận khi nối ghép các bộ phận cơ thể hiến tặng
    Có một phụ nữ, bị ô tô nghiến nát một bên chân. Bệnh viện đã nối thành công chân của một thanh niên (bị đột tử) hiến tặng cho chị. Sau 3 tháng, chị đến bệnh viện khám lại. Bác sỹ phấn khởi báo tin: “Cơ thể của chị đã hoàn toàn chấp nhận cái chân lạ, đây là một thành công của y học” và hỏi thêm: “Chị thấy sao với chiếc chân mới này?”.Bệnh nhân trả lời: “Tốt lắm ạ, tuy nhiên cũng có một vài bất tiện!”. Bác sỹ: “Chị nói cụ thể hơn xem nào!”. Bệnh nhân: “Ví dụ cái chân mới ghép, cứ thấy vật gì tròn tròn như quả bóng là đá; Sải bước của chân mới ghép dài hơn, làm cho chân cũ rất mệt: Khổ nhất là mỗi khi đi tiểu, chân ghép nhất định không chịu gập lại!”.
    Bác sĩ….!
 
19. Tưởng là ông? - TNTT
    Một cô gái tóc đen, ngoại ngữ không thạo, đi du lịch châu Âu vào mùa tuyết rơi. Đến thành phố nọ, cô vào một khách sạn có tên Mùa Đông thuê phòng. Trong lúc chờ làm thủ tục, cô nhìn thấy tấm bảng treo thông báo về độ dày của tuyết ở các khu vực lân cận như sau: 
    - Mousi: 15 cm, mềm. 
    - Kini: 20 cm, hơi cứng. 
    - London : 25 cm, rất cứng. 
    Cô hồ hởi ghé tai nhân viên đón khách: 
    - Này cô, ông London ở phòng nào vậy?

20. Cao cơ - TNTT
   Cô bé ra công viên chơi, thấy một thằng bé đang đá bóng. Thằng bé nhìn cô bé chế giễu:
   - Tao có trái bóng đẹp không này? Mày có không?
   Cô bé xị mặt, chạy về nhà kể với mẹ. Một lúc sau cô quay lại với một quả bóng to hơn, đẹp hơn.
   Thằng bé tiu nguỷu. Hôm sau, cô bé ra công viên, thấy thằng bé hôm qua đang đi xe đạp. Thằng bé nhìn cô bé khoe khoang:
   - Tao có xe đạp đẹp này? Mày có không?
   Cô bé lại chạy về nhà kể với mẹ. Một giờ sau, cô quay lại với chiếc xe đạp tuyệt đẹp và kiêu hãnh nhìn thằng bé.
   Thằng bé tức lắm, tụt quần xuống đầu gối chỉ vào “chỗ ấy” và gào lên:
   - Mày sẽ không bao giờ có cái này đâu!
    Cô bé òa khóc bỏ chạy về nhà, nhưng chỉ một lát sau đã thấy cô  trở lại. Cô đứng trước mặt thằng bé, tốc váy lên và chỉ vào “chỗ đó”, hét to:
   - Mẹ tao bảo: Chừng nào mà tao còn có cái này, thì tao muốn bao nhiêu cái như mày cũng có!

21. Trong một lớp học - TNTT
   Thầy hỏi: " Từ những con số 0,1,2,3,4,5,6,7 em nào có thể thêm các danh từ vào để ghép với các số này thành câu có nghĩa không?" 
   Một em (quàng-khăn-đỏ) giơ tay nói: "Thưa Thầy, ta đi du lịch 7 ngày, 6 đêm, ở khách sạn 5 sao, tầng thứ 4, phòng số 3, gồm 2 người, chỉ 1 giường và 0 ai có quần áo cả ". 

 22. Nhẹ tay - TNTT
   Nha sĩ đang cắm cúi làm răng cho một khách nữ, đột nhiên la lên:
   - Xin lỗi bà, cái mà bà đang bấu tay vào là bộ phận riêng tư của tôi, chứ không phải thành ghế đâu ạ!.
   - Tôi biết, thế thì cả hai chúng ta sẽ cố gắng nhẹ tay, để không làm đau nhau nhé?

23. Định nghĩa vui về con gái ! -TNTT
   Con gái 8 tuổi như thể dục dụng cụ, không tên con trai nào thèm để ý.
   Con gái 18 tuổi như bóng đá, 22 "thằng" tranh một quả.
   Con gái 28 tuổi như bóng rổ, tỉ lệ tranh giảm còn 10 thằng một quả.
   "Con gái" 38 tuổi như bóng bàn, bạn luôn cố hất sang bên đối phương.
   "Con gái" 48 tuổi như bóng chày, bạn cố đánh đi thật xa.
   “Con gái”trên 58 tuổi, rất đơn giản đó là bi-da, mục tiêu duy nhất là cho"xuống lỗ“.

24. Chết vì thằng bán kem - TNTT
   Ông mất. Cháu đến chia buồn với bà và nói: 
   - Sao ông đang khỏe, chuẩn bị kỷ niệm thượng thọ 90 tuổi mà lại ốm đột ngột vậy bà? Ông mất khi nào?
   - Cháu yêu à - Bà già giàn giụa nước mắt - Ông cháu mất khi ông bà đang làm "chuyện ấy".
   - Ông bà "đại lão" rồi, sao lại còn làm việc đó nữa? Quá nguy hiểm!
   - Cũng không đến nỗi đâu, vì ông bà thường làm theo tiếng chuông nhà thờ mà. Dinh... Dong... Dinh... Dong... Cháu thấy không, chậm rãi, nhẹ nhàng mà vẫn rất tuyệt. Nhưng ai mà ngờ được, sáng hôm đó lại có thằng bán kem đi ngang qua đây cơ chứ.
- !!!

25. Người chồng thành thật ! - TNTT
   Vợ hỏi: - Anh đã ngủ với bao nhiêu người đàn bà?? 
   Chồng trả lời ngon lành: “ Chỉ có mình em yêu! Với những người khác anh... đều thức”. 

26. Tôi Không Phải Thợ Chuyên Môn - TNTT
   Vợ nói với chồng:
   - Cái bếp điện không thấy nóng, anh sửa giúp em nhé!
   Cô vợ chưa mói hết câu, ông chồng đã gắt lên:
   - Sửa? Tôi đâu phải thợ điện!
   Nói xong, liền lên xe đi làm. Ngày hôm sau cô vợ lại nói: 
   - Cái bàn nhà mình gãy một chân rồi, anh đóng lại giúp em đi.
   Ông chồng lại gắt lên: 
   - Đóng bàn? Tôi đâu phải thợ mộc!
   Nói xong liền lên xe đi làm.Chiều về, anh chồng thấy vợ đang nấu ăn bằng bếp điện, nhìn sang thấy cái bàn đã có đủ chân.
   Ngạc nhiên lắm anh ta bèn hỏi: “Ai sửa mấy thứ đó vậy?”
   Chị vợ trả lời rằng: “Em đã nhờ ông hàng xóm sửa giùm!”.
   Anh chồng hỏi tiếp: “Thế lão đòi bao nhiêu?”. “Ông ấy nói: hoặc là vá cho ông ta cái áo sơ mi, hoặc là cho ông ấy " YÊU" một chút!”.
   “Thế cô nhận vá cái áo sơ mi cho lão chứ?”.  “Anh điên à? Tôi đâu phải thợ may?”
 
 
27. “Bố ơi!” – TNTT
   Có 2 vợ chồng sinh được 1 đứa con trai rất kháu khỉnh. Tuy nhiên, đến tận 2 tuổi nó vẫn chưa biết nói.
   Dù cả nhà cố gắng dạy cho nó nói, nhưng thằng bé cũng chỉ kêu vài tiếng u ơ.
   Rồi đến năm 3 tuôi.. rồi 4 tuổi... nó vẫn chẳng nói được câu nào.
   Phải đến lần sinh nhật thứ 5 thằng bé mới nói được 1 câu: "Ông Ngoại"!.
   Cả gia đình sướng đến phát điên, mở tiệc tưng bừng. Nhưng đến ngày hôm sau thì ông ngoại thằng bé qua đời...
   Thế rồi nó lại rơi vào im lặng suốt 1 tháng. Sau đó, thằng bé lại bật ra được 1 câu nữa: "Bà Ngoại".
   Sáng hôm sau bà ngoại thằng bé qua đời.
   Rồi nó lại rơi vào im lặng. Cả nhà bắt đầu thấy lo sợ...
   Thế rồi ngày đó cũng đến, thằng bé cất tiếng gọi: “Bố ơi!”.
   Người bố buồn chán, ăn một bữa cơm ngon cuối cùng trong đời rồi lên giường nằm chờ cái chết. Đợi lâu quá ông ta ngủ quên mất.
   Sáng sớm hôm sau, ông ta bị đánh thức bởi tiếng kêu khóc thảm thiết từ bên nhà hàng xóm.
   Ông hàng xóm đã qua đời !!!

28. Ly dị và … lý lẽ đàn ông - TNTT
   Trong một phiên tòa ly dị, hai bên tranh cãi về việc giành nuôi đứa con trai duy nhất. 
Người mẹ, giọng vô cùng xúc động nói: 
- Thưa quan tòa… đứa trẻ này đã được cấu tạo trong tôi… Nó sinh ra từ bụng của tôi… Vậy nên tôi xứng đáng được giữ nó!
   Quan tòa, cũng rất xúc động và hầu như đã bị thuyết phục, ông cho phép người chồng nói. 
Người chồng thực tế: 
- Thưa quan tòa, tôi chỉ xin nêu một câu hỏi: Khi tôi bỏ một đồng tiền vào trong cái máy bán nước, thì cái lon nước chui ra, vậy lon nước là của tôi hay của cái máy?
   Quan tòa…

29. Chuyện vui xứ đạo - TNTT
   Có một linh mục(LM) già về coi một xứ đạo. Khi ra tòa giải tội, ông nghe nhiều tín dồ xưng tội ngoại tình. Chán vì con chiên quá bê bối, Ông bèn giảng trên nhà thờ rằng :"Kể từ hôm nay, nếu tôi còn nghe ai xưng tội ngoại tình thì tôi sẽ bỏ xứ đạo này để về lại nhà dòng" .
   Hội đồng giáo xứ (HĐGX) bèn triệu tập các giáo dân tìm biện pháp.Cuối cùng HĐGX thông báo cho giáo dân: “Từ nay,Ai xưng tội ngoại tình thì phải nói là ...bị té. Vi dụ:Thưa cha con bị té .. 4 lần trong một ngày chẳng hạn" .
   Thế rồi, thời gian trôi đi, vị Linh Mục già chẳng còn phải nghe chữ " Ngoại Tình" nên cả xứ vui vẻ , ai đi thì cứ đi, ai té thì cứ...té.
   Nhưng một ngày kia. vị LM già qua đời. Một LM trẻ về thay thế coi xứ.
   Một hôm ông LM trẻ hỏi với ông chủ tịch HĐGX: “Này ông chủ tịch, xứ ta đường xá thế nào, mà giáo dân cứ bị té hoài vậy ông?”
   Ông chủ tịch không nín được cười. Ông đã định giải thích chuyện này với ông LM mới, nhưng chưa có dịp.Thấy ông chủ tịch cứ nhăn răng ra cười ông LM trẻ bực mình: “Ông cười cái gi? Tuần rồi vợ ông đã nói là bị té ba lần rồi đó!”

30. Bỏ tu - TNTT
   Một nhà sư đi khất thực giữa 1 trưa hè oi bức. Khát quá, bèn vào nhà 1 gia đình bên đường xin nước uống. Một cô gái trẻ mang chai nước lọc ra, nhưng quên mang theo ly. Vì khát quá nên vị sư cầm chai lên uống. Cô gái thấy thế ái ngại và nói:
   - Thầy đừng tu, để em lấy...
   Vị sư ngắt lời:
   - Thôi, đừng lấy. Để thầy tu...
   - Thầy ... tu, em vẫn lấy.
   Thầy vui mừng đáp:
   - Nếu em lấy, Thầy bỏ tu.

31. Bài Triết - TNTT
   Thầy gíáo ra môt bài triết cho học sinh: “ Cá em hãy tả thật ngắn,gọn về 3 lãnh vực sau:1. Tôn Giáo ; 2. Tình Dục ; 3. Sự Bí Mật
   Bài nộp của một nữ học sinh vỏn vẹn có một hàng:
  “Chúa ơi, con đã có bầu, mà ai là tác giả đây ? “ đã được điểm cao nhất 20/20.

32. Hội thoại - TNTT 

   Chuyện 1:
   Ông bố bảo đứa con: “Xích con chó dữ lại”. Cậu con hỏi: “Nhà sắp có khách từ xa tới à bố?”. Bố đáp: “Không! Mẹ mày sắp từ mỹ viện về!”
 
   Chuyện 2:
   Ông chồng đi làm về bất chợt, thì gặp vợ đang nằm với một người bạn thân. Ông rút súng bắn chết ngay thằng bạn. Bà vợ nói: “Cứ cái đà này, thì ông sẽ mất hết bạn bè!”
 
   Chuyện 3:
   Dịp lễ Giáng Sinh, một em bé viết thư cho ông già Noel: “Xin Ngài cho con một đứa em”. Ông già Noel phúc đáp: “Con hãy gởi mẹ con lên đây!”

   Chuyện 4:
   Thầy giáo hỏi cả lớp: “Các em đã hiểu việc kinh nguyệt quan trọng thế nào đối với phụ nữ chưa?”. Trò Mike đáp: “Thưa hiểu. Khi chị con nói tháng này không có thấy kinh nguyệt thì mẹ con ngất xỉu, bố con bị đột quỵ tim, còn anh tài xế thì vùng chạy ra ngoài”. 

33. Ngộ nghĩnh trẻ thơ
33.1. A! Con biết rồi
   Bé đi học lớp lá, cô giáo lần lượt đưa ảnh cho các bé nhận dạng: con gà, con vịt, con ngan, con ngỗng và nói rằng: “Chúng còn có tên chung là:  Gia cầm”. Sau đó, cô cho các bé xem ảnh con chó, con lợn, con trâu, con bò và cô cũng nói;  “Bọn này có tên chung là: Gia súc”.
Bé rất thắc mắc con nào cũng có tên rồi, mà sao lại còn có tên thứ hai là gia cầm hoặc là gia súc?!. Người lớn thực quá phức tạp – Bé nghĩ
   Đến tối, ngồi trong lòng Bố, bé hỏi vì sao ? Bố trả lời: “Những con vật nuôi trong nhà, đi bằng hai chân thì gọi chung là: Gia cầm, còn những con cũng nuôi trong nhà mà đi bằng bốn chân thì gọi chung là: Gia súc”.
   Ngẫm nghĩ một lát, bé reo lên: “A! con biết rồi, như vậy là bà Nội, Bố, Mẹ và Con đều là: Gia cầm”!  Bố…!

33.2. Thế bằng cách nào chúng mình gặp được nhau, hả bổ!
   Đến lớp, bé được nghe cô giảng: “Nơi người ta được sinh ra thì gọi là: Nơi sinh”.
   Về nhà bé hỏi: “Bố ơi! Nơi sinh của bố ở đâu ạ?”. Bố: “Nơi sinh cuả bố ở Bắc Ninh”. Bé: “Thế nơi sinh của mẹ ở đâu ạ?”. Bố: “Mẹ của con sinh ra ở Kiên giang!”. Bé: “Thế con sinh ra ở đâu?”. Bố: “Con được sinh ra ở Hà Nội”.
   Ngẫm nghĩ một lát bé hỏi bố: “Thế bằng cách nào mà cả ba người nhà mình lại gặp được nhau hả bố?”
   Bố…

33.3. Tớ biết cô giáo “đi tiểu” bằng gì rồi.
   Hai gia đình ở cạnh nhà và rất thân nhau. Một gia đình sinh được cậu con trai, tên thường gọi là: Thằng Cò; cũng trong năm ấy gia đình thứ 2 sinh được con gái có tên cúng cơm là: Cái Hĩm. Cò và Hĩm chơi với nhau từ thuở ở lọt lòng, nên chúng cũng thân nhau như bố, mẹ của chúng vậy.
   Khi Cò và Hĩm đã lên 5, hai gia đình cho chúng đi học: Lớp mẫu giáo lớn. Trường ở ngay trong khu tập thể, nên hai gia đình chỉ dẫn con đến trường mấy ngày đầu, các ngày sau để chúng tự đi, về cùng nhau.
   Đang tuổi luôn mong muốn tìm hiểu, khám phá nên từ nhà tới trường chỉ gần trăm mét, nhưng chúng thường đi từ 15 đến 20 phút mới tới nơi. Một lần đang trên đường đi, Cò bảo: “Ấy chờ tớ nhé, tớ đi tiểu”. Nghe Cò nói thế, Hĩm nói: “Tớ cũng đi tiểu”. Tại nơi đi tiểu, chúng thật sự ngạc nhiên vì cái đi tiểu của Cò không giống với cái đi tiểu của Hĩm. Vì vậy Cò có thể đứng để tiểu một cách  “ngon lành”, còn Hĩm thì phải ngồi xuống, nếu vẫn đứng như Cò thì sẽ ướt hết quẩn! Chúng rất háo hức và phấn khởi vì sự phát hiện này. Đột nhiên Cò hỏi: “Thế cô giáo chúng mình đi tiểu bằng cái gì nhỉ?!”. Hĩm ngơ ngác: “Tớ… không biết!”
   Hôm ấy, đến giờ ngủ trưa, Hĩm nằm xuống một lát đã ngủ tít thò…lò. Còn Cò thì tí hí mắt nằm yên giả ngủ, nhưng khi cô giáo ra khỏi phòng thì Cò rón rén ngồi dậy và đi theo.
   Khi Hĩm tỉnh dậy, thì Cò với nét mặt đầy bí ẩn, kéo Hĩm ra một góc và thì thầm: “Tớ biết cô giáo chúng mình đi tiểu bằng gì rồi đấy!”. Hĩm háo hức: “Thế, cô giáo đi tiểu bằng gì? Nói đi!”. Cò ngó quanh không thấy ai, rồi mới nói giọng thì thầm: “Cô giáo của chúng mình đi tiểu bằng…Con Mèo!?”

33.4. Ứ chơi với bố nữa
   Một đôi vợ chồng trẻ, sống trong một căn nhà chưa đến 10m2,, nhưng đổi lại: Họ rất thương yêu nhau và luôn cảm thấy hạnh phúc.
   Hàng ngày họ lao động vất vả cực nhọc, nhưng đến tối lại quây quần bên nhau, vui vẻ,  cười đùa. Sau bữa cơm tối, chị vợ thường bò trên giường, để cậu con trai cưỡi trên lưng, giả đò cưỡi ngựa. Cậu con trai: Hai tay nắm 2 bím tóc của mẹ nhún nhảy, miệng kêu: nhong, nhong…anh chồng ngồi cạnh vỗ tay, tán thưởng.
   Một hôm trời mát mẻ, sau khi con đã ngủ say, vợ - chồng làm chuyện “tình cảm”. Do sơ ý, người chồng chống tay vào con trai làm cậu tỉnh giấc, nhưng cả hai đều không hay biết nên vẫn tiếp tục hành sự.
   Cậu con trai ngồi dậy, dụi mắt và vô cùng ngạc nhiên khi thấy bố nằm đè lên mẹ, còn mẹ thì “mắt lim dim,, miệng rên hừ..hừ”. Cậu rất tức giận, chồm lên người bố đấm liên hồi và la: “Con ứ chơi với bố nữa, bố làm chết ngựa của con rồi”.
33.5. Chúng mày ơi, lại đây xem bố tao cho ô tô vào ga ra.
   Đôi vợ chồng trẻ, có cậu con trải gần 4 tuổi rất tò mò, nghịch ngợm, cha mẹ thì chiều con.
   Một lần, người bố đi tiểu, cậu con chạy ra chỉ tay vào dụng cụ đi tiểu của bố hỏi: “Bố ơi, cái gì đây?”. Bố trả lời: “Cái ô tô của bố đấy!”. Chị vợ đang nấu cơm trong bếp nghe thế mỉm cười. Đến lượt mẹ đi tiểu, con cũng chạy ra chỉ tay hỏi, mẹ trả lời: “Đây là cái ga ra của mẹ”. Đầu óc trẻ thơ nghe xong thì tin và nhớ ngay.
   Một lần, cậu con trai đang chơi với bọn trẻ ở ngoài cổng, thấy khát nước, cậu bèn chạy về nhà. Nhưng vừa mở cửa nhìn vào nhà, cậu tròn mắt ngạc nhiên và quay ra gọi tụi bạn rối rít “Chúng mày ơi, lại đây mà xem, bố tao đang cho ô tô vào ga ra !”

33.6. Tàu hỏa phi nhanh … khỏi cần ống khói
   Một đôi vợ chồng trẻ sống trên vùng núi cao, họ có cậu con trai 5 tuổi. Mùa hè năm ấy cả gia đình quyết định đi tàu hỏa ra biển nghỉ mát. Lần đầu tiên được nhìn thấy và được đi tàu hỏa cậu bé rất thích thú . Đến tối khi cả nhà đã lên giường ngủ, cậu vẫn liên tục hỏi: Nào là đường ray là gì? Tại sao tàu phải chạy trên đường ray? Toa tàu là gì? Đầu tàu là gì? Tại sao có tiếng xình - xịch! Và tiếng tu…tu ở đâu phát ra? Người bố vui vẻ giảng giải cho con hiểu.
Người mẹ nằm bên cạnh, lẩm bẩm: “Đi nghỉ mát mà như thế này thì còn gì là vui vẻ kia chứ!”. Cùng tâm trạng như vợ, người bố đang chưa biết làm thế nào để thoát khỏi cậu con trai. Chợt một ý nghĩa loé lên, người bố nói: “Cả nhà mình chơi trò tàu hỏa nhé!” Cậu con reo lên tán thưởng.
    Họ bắt đầu chơi trò: Tàu hỏa. Người bố lật ngửa người mẹ và nói: “Mẹ là đường ray”; rồi nằm úp lên mẹ và nói: “Bố là đầu tàu hỏa!”. Cậu con kêu lên : “Thế con là gì?”. Người bố bảo: “Con lấy chăn trùm kín người bố và mẹ, rồi con ngồi lên lưng bố. Nhiệm vụ của con là làm ống khói , do vậy con phải luôn mồm kêu: xình – xịch, xình - xịch… và thi thoảng lại kéo còi: Tu …tu…”. Cậu bé thích lắm . Liền leo tót lên lưng bố , vừa nhún nhảy, vừa xình - xịnh , vừa tu..tu…liên hồi. Không hiểu trong chăn người bố làm gì, mà cậu bé thấy bị rung lắc liên hồi. Mặc kệ, cậu cứ tiếp tục: Xình - xịch….và tu - tu…
   Bỗng đầu tầu nhấp nhô và rung lắc dữ dội, hất cậu lăn kềnh ra giường. Cậu la lên: “Bố ơi, ống khói rơi rồi!”. Mặc kệ, Đầu tàu tiếp tục nhấp nhô và rung lắc mạnh hơn. Thấy thế cậu bé la to hơn: “Bố…ố, ống khói rơi r…ồi”. Một lúc sau bố…mới hổn hển trả lời: “Tàu….đang…phi…..nhanh, khỏi…cần…ống…khói…!”

33.7. Cháu muốn “hát” ạ
  Một gia đình nọ, ông Nội và Cháu quấn quyt bên nhau suốt ngày và ông thấy tuổi già thật là mãn nguyện. Tuy vậy, những lúc có bạn tới thăm ông cũng thấy phiền, bởi vì thỉnh thoảng cháu nội lại chạy vào nói: “Ông Nội ơi! cháu buồn đái, ông cởi quần cho cháu!”, hoặc tệ hơn cháu la từ ngoài nhà: “Ô..ng ơ..i, cháu ỉa xong rồi, ông chùi đít cho cháu!”
  Khi vắng khách, Ông nói với cháu: “Khách tới nhà mà cháu cứ nói “ỉa” với “đái” mất lịch sự lắm. Bây giờ ta quy ước: Khi cháu muốn ỉa, thì cháu nói là cháu muốn “i”, khi cháu buồn đái thì cháu nói là muốn “hát” nhé”. Đứa cháu đồng ý ngay và hai ông cháu thực tập theo ngôn ngữ mới rất là vui vẻ.
   Ngày hôm sau, nhà lại có khách, người khách là bạn chí cốt của ông, họ hàn huyên suốt ngày chưa chán nên buổi tối khách nghỉ lại, sáng hôm sau mới về. Hai ông bạn nằm cạnh nhau, đứa cháu nhất định đòi nằm cạnh ông Nội.
  Hàng ngày, Ông Nội thường kể chuyện cổ tích cho cháu nghe, thằng bé nhẹ nhàng đi vào giấc ngủ với nụ cười trên môi. Nhưng hôm nay thì khác, hai ông bạn già trò chuyện rất lâu rồi họ yên lặng và thiu thiu ngủ. Bông ông thấy thằng cháu chồm lên người ông, vừa lay vừa nói nhỏ: “Ông ơi! Cháu muốn: Hát”. Ông nói khẽ: “Khuya rồi hát hò gì, ngủ đi cháu”. Thằng bé nói: “Nhưng mà cháu không nhịn được”. Người ông đã quên mất giao ước về cách dùng từ, nên nói: “Vậy thì cháu hát khe khẽ vào tai ông thôi nhé, để cho bạn ông ngủ”. Thằng cháu nói: “Nhưng mà…”. Ông Nội cao giọng: “Không nhưng gì cả, một là không hát, mà nếu cháu vẫn muốn hát thì hát khe khẽ vào tai ông thôi”. Thằng cháu miễn cưỡng trả lời “Vâ..ng ạ”
  Chuyện gì xảy ra khi thằng bé “Hát” vào tai ông nhỉ.

34. Nghệ thuật tiếp thị sản phẩm
  Một giám đốc quốc doanh khá thành đạt trong lĩnh vực chế biến, kinh doanh thủy sản, được cấp trên điều sang làm giám đốc xí nghiệp sản xuất bia “xích thố” đang bị thua lỗ kéo dài.
Sau khi chấn chỉnh các khâu quản lý, kỹ thuật và chất lượng. Vị giám đốc này bèn chọn 12 thanh niên lịch thiệp có tài ăn nói, mời lên phòng giám đốc và nói:
  - Nhiệm vụ của các anh là mỗi buổi chiều, mang tiền của công ty đến các quán nhậu, gọi bia “xích thố” và mời những người ngồi chung quanh uống. Sau khi mọi người đã uống, các anh hỏi nhận xét của họ về chất lượng của bia và cuối cùng thì kể câu chuyện vui sau đây:
  Có một gia đình gả chồng cho con gái, sau đêm tân hôn, cô gái cùng chồng về nhà mẹ đẻ với nét mặt không vui, bà mẹ hỏi lý do, cô không nói. Ngày hôm sau, cô về nhà một mình với vẻ mặt còn buồn hơn, người mẹ gặng hỏi thế nào cô cũng nhất định không nói. Khi cô ra về, bà mẹ bảo: Một người bạn biếu bố mấy lon bia “xích thố”, con cầm vài lon về cho chồng con uống thử!” .
  Ngày hôm sau, cô lại cùng chồng về nhà với nét mặt vui tươi, rạng rỡ. Cô xuống bếp làm cơm với mẹ và líu lo: “Mẹ còn bia xích thố không?”. Bà mẹ ngạc nhiên hỏi: “Bia khác không được sao?”. Cô gái ghé miệng vào tai mẹ thì thào: “Tối qua con cho anh ấy uống bia xích thố, sau đó thì anh ấy khỏe như ngựa Xích thố ấy mẹ ạ “.
  Nghe xong bà mẹ đi vào trong buồng cầm ra 1,5 triệu đưa cho con gái vào bảo: “Cho con 500 ngàn để mua bia xích thố cho chồng con uống”. Cầm 1,5 triệu trên tay cô gái ngạc nhiên hỏi “Thế còn một triệu cũng mua xích thố để cho ai hở mẹ”. Bà mẹ ngượng ngùng “Mua cho bố cô, chứ còn cho ai nữa!”
  Sau một tuần, 12 thanh niên trên đã tăng doanh thu của bia “xích thố” lên 12 lần.

35. Vụng chèo – khéo chống
  Một gánh hát chuẩn bị diễn tích “LUU-QUAN-TRUONG kết nghĩa vườn đào”
  Kịch bản yêu cầu: Vai Trương phi phải mặc áo đen, nước da rám nắng, đôi mắt xếch, đặc biệt là bộ râu phải rậm và đen như…mun. Khi ra sân diễn Trương phi phải vừa tự giới thiệu, vừa làm động tác vuốt râu.
  Người được chọn đóng vai Trương phi có vóc dáng phù hợp và lanh lợi. Anh hóa trang   như kịch bản, riêng bộ râu sau khi thử thấy ưng ý, anh tháo ra để ngay trước mặt cho đỡ vướng, chờ đến lượt diễn của mình thì sẽ đeo vào. Chuẩn bị xong, anh ung dung ngồi đợi.
  Khi đạo diễn nhắc: Trương phi ra đi! Anh đứng dậy, đi thẳng ra sàn diễn. Anh vừa khuỳnh chân, khuỳnh tay vừa nói: Như ta đây…(Theo kịch bản: Đúng lúc ấy tay phải vuốt râu rồi nói tiếp: Chính thực Trương phi). Nhưng anh chợt nghĩ: “Thôi chết rồi, chưa đeo râu!”. Anh bèn huơ tay ra phía trước rồi nói: “Như ta đây…chính thực…Trương phì - em ruột của Trương phi! và nói thêm: Để ta vào, ta mời… anh ta ra đây!”. Nói xong, đi vào hậu trường và 5 giây sau đi ra với bộ râu đen như mun. Anh vừa làm động tác vừa nói: “Như ta đây…chính thực Trương phi”
  Đa số khán giả biết rõ diễn viên này quên hóa trang hộ râu, nhưng thấy tài ứng phó của anh, nên mọi người đều bỏ qua và vỗ tay tán thưởng nồng nhiệt.

36. Thiên đường ở bên trên một chút nữa
  Trên chuyến tàu hỏa đường dài, một thày tu trẻ, phong nhã ngồi cùng ghế với một thiếu nữ xinh đẹp. Họ trao đổi với nhau về nhiều lĩnh vực và tỏ ra “tâm đồng-ý hợp”. Khi đêm đã khuya, hầu hết hành khách đã chìm vào giấc ngủ. Cô gái cũng thế, đôi lúc cô ngả đầu vào vai thầy tu, nhưng khi chợt tỉnh cô liền thẳng đầu và ngồi ngay ngắn. Nhưng chỉ 1 lát sau, giấc ngủ ập đến và cô gái lại tựa đầu vào vai thầy. Thầy tu vốn nhân từ, bèn xoay người lách tay ra sau lưng cô gái; tay kia nhẹ nhàng kéo đầu cô gái tựa vào vai mình. Cô gái tin cậy tựa đầu và ngủ say. Nhưng cái tay ở sau lưng cô gái của thày tu có cảm giác rất khác lạ, nó không theo sự chỉ huy của ý nghĩ mà cứ từ từ áp sát vào eo lưng của cô. Khi không thấy chuyện gì xảy ra, bàn tay càng ép sát hơn. Khi mọi việc vẫn êm thấm. Bàn tay ấy bèn từ từ lên cao đến sát mê sườn cô gái .Chợt tàu hỏa lắc lư mạnh, cô gái như choàng tỉnh. Thầy tu hốt hoảng vội rời bàn tay và đặt trên mặt ghế ngồi. Sau vài câu nói bâng quơ, chợt cô gái hỏi thầy tu: “Tại quyển kinh số 2, trang 155, dòng 49 từ dưới lên nói gì vậy thầy?”. Thầy tu không tài nào nhớ được nên chỉ ậm - ừ. May mà trời tối, nếu không mọi người sẽ phát hiện mặt thầy đỏ như trái mận. Sau câu hỏi trên, cô gái lại tin cậy tựa đầu vào vai thầy và “ngủ” ngon lành. Còn thầy thì cả người cứng đơ, bàn tay như có nhựa dính chặt trên ghế…
  Khi tàu dừng tại sân ga, cô gái đứng dậy lấy hành lý và …đi thẳng, cô không chào tạm biệt thầy. Đến ga sau, thầy xuống, thầy đi thẳng về nhà và việc đầu tiên là tìm cuốn kinh số 2 lật trang 155 nhìn dòng 49 từ dưới lên thấy viết: “Thiên đường còn ở bên trên một chút xíu”. Trong lòng thầy dấy lên một nỗi xốn xang, nuối tiếc khó tả.

37. Oan lắm hay sao mà còn khóc!
  Đôi vợ chồng trẻ, sống ở vùng núi cao. Anh chồng chịu thương, chịu khó, chăm chỉ làm ăn. Người vợ thì ngược lại: Vụng về, lười biếng và rất hay ăn vụng. Người chồng biết rõ các tật xấu của vợ, đã khuyên bảo nhiều lần nhưng chị không sửa.
  Cạnh nhà là hồ chứa nước lớn, buổi tối người chồng chèo thuyền ra hồ thả đó tôm. Sáng sớm chèo thuyền ra hồ vớt đó, thu tôm mang về cho vợ nấu nướng, còn anh thì tất tả đi làm nương. Sau nhiều lần anh phát hiện ra rằng tôm thu được nhiều và có tôm to, nhưng đến bữa ăn, anh thấy số tôm còn ít và toàn tôm nhỏ. Đoán biết chuyện gì đã xảy ra, anh bèn quyết định dạy cho vợ một bài học.
  Lựa đúng ngày thu được nhiều tôm to, anh mang về đưa cho vợ và nói: “Hôm nay anh đi làm nương xa, trưa không về nhà”. Nói thế, nhưng anh đã chuẩn bị sẵn một thanh tre vót nhọn  và trèo lên gác bếp nằm đợi.
  Chị vợ thấy chồng đã đi làm thì mừng lắm, chị ngồi nhặt những con tôm to để riêng, tôm nhỏ thì cho vào nồi rang. Sau đó chị đặt vỉ lên bếp than và cho tôm lên …nướng. Con nào chín chị cho ra một chiếc sàng để ở bên cạnh, định bụng nướng xong sẽ chuẩn bị muối ớt ,rồi ăn một thể.
  Nhưng mỗi lần chị bỏ tôm ra sàng, anh chồng ( nằm trên gác bếp ) lại thò cây xuống dùng đầu nhọn xiên tôm kéo lên bóc vỏ ăn . Mải miết nướng tôm chị vợ không hề để ý, đến khi nướng xong con cuối cùng, chị nhìn vào sàng thì chỉ còn mỗi một con đang cầm trên tay. Nhớn nhác nhìn quanh không thấy ai, cũng không có chó, mèo lảng vảng, chị tìm lại lẫn nữa…vẫn không thấy gi. Chi nhìn vào trong váy thì thấy cái ấy đang như cười chế nhạo, chị nổi giận nói lớn: “Chỉ có bà với mày ở đây, hóa ra bao nhiêu tôm bà nướng, mày đều ăn vụng hết! bà phải đánh cho mày một trận”. Vừa nói chị vừa phát liên hồi, đến nỗi chỗ ấy phọt nước ra. Chị bèn đay nghiến: “Oan lắm hay sao mà còn khóc!?”

38. Ba điều ước
   Có đôi vợ chồng nọ tình tình hợp nhau ở chỗ: Không muốn lao động nhưng thích mặc đẹp, ăn ngon. Vì vậy, mặc dù cha mẹ để lại nhà cửa, ruộng vườn đầy đủ, nhưng chẳng mấy chốc gia tài đã khánh kiệt và cả nhà lâm vào cảnh bần hàn. Đã thế cả vợ và chồng đều không tỉnh ngộ , mà vẫn thường xuyên than vãn và luôn ước ao có một phép màu nào đó làm cho họ được đổi đời.
   Một hôm, trời lạnh lẽo, hai vợ chồng bụng đói meo , nhưng mồm thì liên tục than thân trách phận. Bỗng ông Bụt hiện lên, tay cầm ba chiếc đũa và nói rằng: “Ta cho các ngươi 3 điều ước, mỗi điều ước ứng với một chiếc đũa. Khi các ngươi ước một điều thì một chiếc đũa sẽ mất đi. Có ba điều ước này rồi, mà vẫn không khá lên được thì các ngươi không được phép than thân, trách phận nữa”. Nói xong, bụt biến mất, ba chiếc đũa ở lại. Hai vợ chồng vô cùng mững rỡ và cả hai đều nghĩ rằng có ba điều ước họ sẽ có tất cả. Cầm ba chiếc đũa trên tay, người vợ buột miệng nói: “Ước gì có miếng dồi chó mà ăn thì thích nhỉ”.  Người vợ vừa dứt lời: Một chiếc đũa biến mất, trước mặt họ là một cái đĩa tuyệt đẹp, giữa đĩa là một miếng dồi chó thơm phức.
   Anh chồng vô cùng tức giận, liềm giật hai chiếc đũa trên tay vợ và nói: “Chỉ vì một miếng dồi chó mà mày làm mất một điều ước rồi, tao ước gì miếng dồi chó này dính chặt vào mũi mày”. Người chồng dứt lời, một chiếc đũa nữa biến mất,  cái đĩa cũng biến luôn, còn miếng dồi chó thì dính tịt vào hai lỗ mũi của chị vợ,  làm chị phải há mồm ra mà thở!!! và thật lạ lùng: Miếng dồi chó dẻo như kẹo cao su, dai như chão, gỡ thế nào cũng rời ra, nó cứ dính chặt và bịt kín hai lỗ mũi chị vợ...
   Mỗi người đều đã làm mất một điều ước ( thế là HÒA) và kết quả là: Miếng dồi chó đang bịt chặt hai lỗ mũi của chị vợ. Đến giờ thì cả hai cùng hoảng sợ, họ bàn nhau phải ước cho miếng dồi chó bay đi nếu không thì chị vợ sẽ rất khổ và không dám giáp mặt ai nữa. Thỏa thuận xong, người chồng chậm rãi nói: “Ước gì miếng dồi chó rời khỏi mũi vợ tôi!". Vừa dứt lời, chiếc đũa cuối cùng biến mất và miếng dồi chó cũng bay khỏi mũi chị vợ.
Người xưa nói “lao động giúp cho người ta tránh được ba điều: 1) sự nghèo túng, 2) sự xấu xa, 3) sự nhàm chán” quả là đúng.

39. Giải nguy bằng tiếu lâm
   Tháng 11/2011, tôi ra sân bay Nội Bài để vào thành phố Buôn Ma Thuột, Đắc Lắc thực hiện một khóa đào tạo. Lấy được thẻ lên tàu, tôi đến cửa kiểm tra an ninh để vào phòng chờ. Sau khi cho hành lý chạy qua máy soi, cô nhân viên "an ninh soi chiếu" bảo tôi lấy “bút chỉ laser” cho vào thùng rác hoặc đem gửi theo chế độ hành lý không kèm theo người. Tôi nói với cô  an ninh soi chiếu: “Giờ lên máy bay sắp đến, tôi không đủ thời gian gửi hành lý theo chế độ không kèm theo người, với lại khi tôi đã lấy pin ra cho vào thùng rác, thì bút này không thể phát tia laser (để có thể gây hại cho ai) nữa, chị cho tôi mang theo người nhé!". Chị an ninh soi chiếu nói: "Bỏ pin vào thùng rác rồi, bác vẫn phải đem bút chỉ laser ra nơi gửi hành lý, hoặc bỏ lại!". Tôi năn nỉ “Bút chỉ laser giá trị không cao, chỉ hai trăm năm mươi ngàn là mua được, nhưng không phải nơi nào cũng bán, vào tới nơi tôi phải đi giảng bài ngay, tôi rất cần nó, tôi đã bỏ pin vào thùng rác rồi, chị cho tôi mang theo đi mà...!". Chị an ninh soi chiếu: " Tôi đã bảo là không được mang đi,sao bác nhiều lời thế !? bỏ nó vào sọt rác ngay!". Hết chịu nổi rồi, tôi lớn tiếng: "Chị cho tôi gặp Đội trưởng của chị!". Chị an ninh soi chiếu ngạc nhiên: "Bác nói gì?".  Tôi nói to hơn: "Tôi yêu cầu chị cho tôi gặp Đội trưởng của chị, chị nghe rõ chưa?". Chị an ninh soi chiếu lung túng. Đúng lúc đó, một  người đàn ông đã đứng tuổi (đang đứng cạnh tôi) nói: “Tôi đây! bác cần gì?”. Tôi nói “Tôi đề nghị anh và mọi người cho tôi xin 3 phút để nghe tôi kể một câu chuyện". Anh đội trưởng: " Vâng, bác nói đi!". Dưới đây là câu chuyện tôi đã kể:
   “Vào thời Pháp thuộc, rượu chỉ do chính quyền nấu mới được phép sử dụng hoặc mang ra chợ bán. Người dân không được phép nấu rượu.
   Ở một làng nọ, có một phụ nữ trẻ bị góa chồng. Lý Trưởng làng ấy thường mượn cớ đi ngang rẽ vào thăm, khi đã vào nhà thì gạ gẫm chuyện tình cảm, nhưng lần nào cũng bị chị Góa chồng thẳng thừng cự tuyệt. Lý Trưởng cay lắm, Hắn nghĩ “Ở làng này có ai dám từ chối ta điều gì đâu, thế mà cái con mẹ này nó dám, đã thế ta sẽ làm cho nó phải quỳ dưới chân, van xin ta làm chuyện tình cảm mới được".
   Trước đây, gia đình chị Góa chồng chuyên nấu rượu để bán, khi có lệnh cấm, thì gia đình chị đã ngừng nấu rượu, nhưng dụng cụ nấu thì chị rửa sạch, phơi khô và cất trên gác bếp. Lý Trưởng biết rõ điều này.
   Một buổi tối, Lý Trưởng dẫn một toán lính đến nhà chị và ra lệnh lục soát, do có chỉ điểm trước nên chỉ vài phút sau, lính đã lấy dụng cụ nấu rượu từ gác bếp xuống. Lý Trưởng liếc nhìn chị góa chồng vẻ đắc thắng và nói: " Lính đâu! trói chị ta lại, giải về Huyện". Chị Góa chồng ngạc nhiên nói: "Tại sao lại bắt tôi?". Lý Trưởng: "Chị có tội nấu rượu lậu!". Chị Góa chồng: "Ông đã xét nhà tôi và không thấy có rượu, không có men làm rượu, cũng không có cơm đang ủ men, căn cứ vào đâu ông kết tội tôi đã nấu rượu lậu?". Lý Trưởng: "Có vật chứng rành rành là nồi nấu, cần dẫn rượu đây, chị còn chối gì nữa?". Chị Góa chồng: "Trước khi có lệnh cấm, nhà tôi làm nghề nấu rượu thì tôi phải có những thứ này. Khi có lệnh cấm, tôi đã rửa sạch cất lên gác bếp, mọi người thấy tất cả đều đang dính đầy bồ hóng chứng tỏ từ lâu tôi đã không sử dụng". Lý Trưởng: "Tôi không cần biết, cứ có dụng cụ nấu rượu trong nhà, tức là phạm tội nấu rượu lậu, lính đâu! trói ngay con mẹ già mồm này lại cho tao!". Chị Góa kêu lên: "Khoan, ông vừa nói: Cứ phát hiện có dụng cụ nấu rượu, tức là phạm tội nấu rượu lậu đúng không?". Lý Trưởng vênh mặt đáp: "Đúng, đó chính là Vật chứng". Nghe xong câu trả lời, chị Góa chồng lập tức chạy tới ôm chặt Lý Trưởng và la lớn: "Ối các ông, các bà ơi! Ối làng nước ơi! Cái Thằng này nó hiếp tôi !" (Thời đó, tội hiếp dâm bị xử nặng hơn cả tội nấu rượu lậu). Lý Trưởng vừa cố vùng vẫy thoát thân, vừa hoảng hốt nói: "Láo nào, Tao hiếp Mày khi nào?". Mặc kệ, chị Góa chồng hai tai vẫn ôm chặt Lý trưởng, miệng la lớn hơn. Khi lính gỡ được chị ra, thì dân làng đã kéo đến rất đông.
   Dân làng hỏi chị: "Vì sao lại kêu?". Chị Góa chồng chỉ tay vào Lý Trưởng và nói: "Cái Ông này đã hiếp  tôi!". Lý Trưởng quát lên: "Chị không được vu oan cho tôi. Chị nói tôi hiếp chị thì bằng chứng đâu?!". Chỉ chờ câu nói này, chị Góa chồng bèn chỉ tay vào giữa háng Lý Trưởng mà nói: "Ông có cái dụng cụ để hiếp dâm, tức là ông có tội hiếp dâm!", Lý Trưởng biết đả bị vào tròng nên đỏ mặt và đứng yên. Người lớn tuổi nhất trong làng nói: "Chị không thể nói thế được! Nếu nói như chị, thì tất cả đàn ông ở đây đều mắc tội hiếp dâm à?!". Chị góa chồng: "Thưa cụ, con không có ý đó ạ, nhưng xin cụ phân xử dùm con: Ông  Lý Trưởng dẫn lính vào khám nhà con không thấy rượu, không thấy men rượu, chỉ thấy bộ đồ nấu rượu đã bám đầy bồ hóng (do con để trên gác bếp) nhưng cứ khăng khăng  kết tội con nấu rượu lậu và đòi trói, giải con về huyện. Vậy con nói Ông ấy đã hiếp con thì có gì sai đâu ạ!". Mọi người cùng cười ồ lên. Lý Trưởng ngượng chín mặt, hắn nhìn bọn lính và quát: “ Về!"
   Nghe xong câu chuyện, tất cả hành khách và nhân viên an ninh soi chiếu cũng cười ồ lên. Không hiểu ai đó đã thốt lên: "Thôi, Ông Đội trưởng! hãy để cho ông “góa chồng” này mang theo người cây bút chỉ laser đã vứt bỏ pin, ông ạ!" Đội trưởng an ninh soi chiếu đỏ mặt đáp: "Mời Bác vào !".

40. Những người đãng trí
   Lời bình: Người ta nói: Người già thường “lẫn” và “quên”. Điều này không sai, bởi vì người già sau ngần ấy năm sống và làm việc, các thông tin được tiếp nhận và lưu vào bộ nhớ của não, dẫn tới dần dần…hết chỗ. Mặt khác, tế bào gốc tự do (giống như rác đọng trong cống rãnh) vào não ngày càng nhiều, dẫn tới ùn tắc thông tin, làm cho người già nhớ chuyện đời xưa nhiều hơn đời nay. Gốc tự do còn làm cho “chập mạch” dẫn tới người gìa lúc nhớ, lúc quên và còn lầm lẫn chuyện này thành chuyện khác.
   Đấy là chuyện của người gìa. Nhưng người trẻ nếu không thường xuyên rèn luyện, lười suy nghĩ, lười học tập thì tuy tuổi còn trẻ nhưng bộ óc thì đã già. Dưới đây là vài chuyện về chủ đề này.

40.1. Xem giờ bằng…trứng (đãng trí bác học)
   Chuyện kể rằng: có một nhà giáo chuyên tâm vào việc giảng dạy và nghiên cứu, đến nỗi quên hết những việc và thú vui khác.
   Một buổi sáng, nhà giáo thức dậy. Ông chuẩn bị ăn sáng với bánh mỳ và trứng luộc chấm muối. Ông cho trứng vào  nồi luộc chín rổi vớt ra chờ nguội, đồng thời ông vẫn suy nghĩ về chủ đề đang nghiên cứu và ăn bánh mỳ. Chợt nghe tiếng chuông đồng hồ báo đã 7 giờ - Đó là giờ thầy đã phải vào lớp. Thầy vội cầm giáo án, cho đồng hồ “quả quýt” vào túi áo vét và chạy vội tới lớp.
   Tại lớp học, thầy say sưa nói liền một mạch đến 12h 15 phút (quá giờ 15 phút). Học sinh vừa mệt vừa đói, nhưng thầy thì không: Cứ thao thao bất tuyệt. Không thể đừng được nữa, lớp trưởng nhẹ nhàng “Thưa thầy! đã đến giờ ăn trưa ạ”. Thầy giáo sửng sốt: “Thật thế à?”. Mặc dù trên bức tường ở cuối lớp có treo đồng hồ, nhưng thầy không nhìn, mà thò tay vào túi và móc ra “Quả trứng luộc buổi sáng” để “xem giờ”.

40.2."Nếu biết ông ta vắng nhà, thì mình không đến nữa cho đỡ tốn công” (đãng trí bác học)
   Một nhà khoa học danh tiếng, ông thường suốt ngày ngồi trong phòng nghiên cứu. Những sinh viên, thực tập sinh và các nhà khoa học thường tới phòng nghiên cứu của ông để học hỏi và trao đổi.
   Một lần có việc đi ra khỏi nhà, ông viết lên một tờ giấy “Tôi đi vắng, đến 5h chiều thì về”.    Sau khi khóa cửa, ông dán tờ giấy lên cửa và yên tâm ra đi.
   Gần 5h chiều, nhà khoa học trở về nhà mình, khi cầm chìa khóa định mở cửa, bỗng ông nhìn thấy tờ giấy và đọc những dòng chữ viết  trong đó. Đọc xong, ông lẩm bẩm một mình: “Nếu biết ông ta đi vắng, thì mình không đến nữa cho khỏi mất công”.
   Nói xong ông cho chìa khóa vào túi và quay lưng bỏ đi.

40.3. "Ừ nhỉ!” (đãng trí của nhà bác học Niutơn)
   Niutơn nuôi một con chó và một con mèo. Ông rất quý chúng. Ông có phòng làm việc liền kề phòng ở. Khi ông nghiên cứu thì cửa phòng luôn đóng kín, chốt chặt, người khác không được vào. Nhưng con chó và con mèo: Khi có chúng ông lại thấy có hứng thú và thường xuất hiện nhiều ‎ tưởng hay. Ông bèn nảy ra sáng kiến: Khoét 2 lỗ thông giữa phòng ở và phòng nghiên cứu: Lỗ nhỏ cho con mèo,  lỗ to hơn cho con chó. Sau khi có lỗ: Chó và mèo muốn đến với ông lúc nào tùy thích, nhưng người thì chịu. Ông rất lấy làm thích thú với ý tưởng này.
   Một hôm, ông mời người bạn đến phòng nghiên cứu của mình để trao đổi về một thí nghiệm. Sau khi trao đổi xong, Niutơn hớn hở khoe với bạn: “Tôi khoét 2 lỗ ở tường thông vào phòng ở để chó và mèo thoải mái đến với tôi nhưng con người thì chịu”!. Sau khi quan sát, người bạn nỏi: “Bức tường đẹp thế này náy mà ông khoét ra, đủ biết ông quý chó và mèo đến mức nào rồi, nhưng vì sao ông lại khoét tới 2 lỗ?”. Niutơn: “Ờ… thì lỗ to để cho con chó, lỗ nhỏ để cho con mèo”. Người bạn: “Con mèo cũng có thể chui qua lỗ mà ông đã khoét cho con chó chứ! “. Ngẩn người ra một lúc Niutơn mơi… nói: “ Ừ nhỉ, có thế thôi, mà mình không nghĩ ra!”
   Nhà khoa học lừng danh thế giới với nhiều định luật về toán và vật lý cũng có những lúc như thế đấy.

40.4. “Cha tiên sư đứa nào ị vào nón của ông… nhá” (Đãng trí của người trẻ thiểu năng trí tuệ”
   Một anh chàng nổi tiếng là đãng trí. Anh rất lười suy nghĩ, không coi việc gì là quan trọng, thế nào cũng xong. Nói chung với anh thì “Nước chảy, bèo khắc trôi”
   Một hôm anh đi làm đồng, trên đầu đội nón. Sáng sớm có chiếc nón thấy vướng víu, anh bèn hất nó ra sau lưng. Nhờ có quai nón vòng qua cổ nên chiếc nón vẫn úp gọn trên lưng anh. Khi mặt trời lên cao, nắng bắt đầu gay gắt, anh sực nhớ phải đội nón che nắng. Nhưng tìm mãi không thấy nón đâu, nên đành để cho nắng thiêu đốt đầu, tóc và da mặt.
   Bỗng anh thấy đau bụng và buồn ị. Anh bèn núp sau một ngôi mộ và ngồi xuống để làm cái việc “Thứ nhất quận công, thứ nhì… ngoài đồng”. Xong xuôi anh kéo quần lên thấy vướng anh quay lại thì phát hiện ra cái nón của mình, nhưng ở giữa nón là “Một bãi…” Anh bèn chửi toáng lên: “Cha tiên sư đứa nào ị vào nón của ông… nhá” . Anh chửi liên hồi đến khi mệt mới thôi.

41. Chuyện về nghiện rượu
   Lời bình: Rượu không phải là một sản phẩm xấu. Rượu vang, rượu ngâm thuốc còn có lợi cho sức khỏe. Uống rượu không phải là một hành động xấu, uống rượu đến mức say bí tỷ, không biết trời đất là gì, nói năng, chửi bới lung tung mới  xấu. Uống rượu say rồi đi ô tô/xe máy ra đường thì còn là mối nguy cho bản thân và người đi đường. Ông cha ta đã chia những người uống rượu thành 3 loại, Hải Thượng Lãn Ông đã khuyên mọi người dùng rượu đúng cách để giữ gìn sức khỏe...Dưới dây là những chuyện về người uống và cách uống rượu

41.1. Trước khi uống rượu hãy xem  mình thuộc nhóm người nào
  Ông cha ta chia người uống rượu thành 3 nhóm:
  Nhóm 1: Uống rượu dù say tới cỡ nào cũng không quậy phá, không nói năng xằng bậy, và khi đã say thì đi ngủ một giấc. Nhóm này được gọi là “Tiên Tửu”.
  Nhóm 2: Uống rượu say, tinh thần phấn chấn, chỉ nói chuyện vui, trong các câu chuyện không nhằm châm biếm, chọc ghẹo ai. Nghe người say nói, mọi người cùng cười vui vẻ. Nhóm này được gọi là “Lạc Tửu”.
  Nhóm 3: Uống rượu say, rồi kiếm cớ chọc ghẹo, chửi bới người khác. Thậm chí mượn rượu để làm điều xằng bậy. Nhóm này được gọi là “Ngộ Tửu”.
  Tùy theo cấu tạo cơ thể của mỗi người, sau khi uống rượu sẽ dẫn tới phản ứng khác nhau. Không phải muốn là được. Vậy nên mỗi người tự biết khi say rượu mình sẽ có phản ứng theo nhóm 1, nhóm 2, hay nhóm 3 để có cách uống cho thích hợp. Nếu ai đó thuộc nhóm 3, thì tốt nhất là không nên uống rượu, hoặc nếu uống thì kiên quyết ngừng uông trước khi say ( khó thật ).

41.2. Hải Thượng Lãn Ông khuyên người ta uống rượu để phòng bệnh tật, thông qua bài thơ về thuật trường sinh như sau:
                        Bình minh nhất trản trà
                        Bán dạ tam bôi tửu
                        Nhất nguyệt dâm nhất độ
                        Lương y bất đáo gia
            Tạm dịch
                        Sáng sớm uống một ấm trà (ấm nhỏ, trà thật đặc)
                        Nửa đêm uống ba chén rượu (chén hạt mít)
                        Mỗi tháng sinh hoạt tình dục một lần (Khó thực hiện quá)
                        (Làm được như vậy thì) Bác sĩ không cần tới nhà

41.3. Lý lẽ của người say rượu
   Trời vừa mưa rất to. Một anh chàng say rượu đi từ nhà bạn về nhà mình. Trên đường có nhiều hố nước sáng lấp lánh, chàng nghiện cứ nhằm chỗ sáng mà bước tới, nên ngã liên tục. Bực quá anh ta chủi toáng lên: “Cha tiên sử thằng nào mang AO ra đường mà đặt, làm  ông ngã ướt hết rồi đây này!” Mỗi lần ngã vào  vũng nước, anh ta lặp lại câu chửi trên.
   Đúng là “Hậu duệ của cậu Chí “

41.4. Còn ba cột điện nữa thì mình về đến nhà
   Một người say, đang loạng choạng trên đường về nhà, gặp một người đi ngược chiều, anh bèn giữ người đó lại và nói: “Anh ơi, làm ơn đếm giúp xem trên trán của tôi có bao nhiêu cục u?”. Người đi đường nhìn trán anh lẩm bẩm một lúc rồi nói: “Cả thảy có bảy cục !”. Chàng nghiện cám ơn rồi lẩm bẩm: “Thế là còn những 3 cột điện nữa, mới về tới nhà mình !”.

41.5 . “Thôi xong! Vỡ mất ống dẫn rượu rồi !”
   Một Gã nát rượu, uống và - say xỉn suốt ngày. Uống tới mức “nhà nghèo rớt mồng tơi". Khi không còn tiền mua rượu, Gã bèn nghĩ ra cách đến chơi nhà bạn, chờ họ mời cơm và đương nhiên là trên mâm cơm sẽ có "rượu"!. Nghĩ sao làm vậy và Gã đã một số lần thành công.
   Khi những bạn ở gần đã đi khắp lượt, Gã bèn mò đến những bạn ở xa. Một lần Gã đến nhà một người bạn cách nửa ngày đường, Khi đến nơi thì trời đã tối. Chi vợ anh bạn ở nhà một mình, tuy rất ngại nhưng trời đã tối nên đành mời khách nghỉ qua đêm. Bữa cơm tối  tươm tất nhưng không có rượu, nên Gã thấy mồm, miệng nhạt thếch ...
   Sau khi mắc màn ở phòng ngoài, chị vợ mời khách đi ngủ, còn mình thì vào trong buồng cài chặt then cửa. Gã nát rượu, không có rượu, lại lạ nhà nên không tài nào ngủ được, Gã thầm trách bạn: “Sao lại đi vắng vào ngày này cơ chứ!?”
   Chị chủ nhà sau khi ngủ một giấc thì tỉnh dậy vì buồn đi tiểu. Chị không dám mở cửa buồng để ra ngoài mà lần tìm cái Bô ở dưới gầm giường. Khi tìm được, chị tụt quần ngồi lên và " cho ra" ri rỉ, cốt để khách khỏi bị thức giấc.
   Ở phòng ngoài Gã nghiện nghe tiếng róc rách, bèn lẩm bẩm: “ Vợ bạn mình thế mà tốt ! Tối qua, không cho mình uống rượu không phải vì keo kiệt, mà vì nhà không còn rượu, Bây giờ cô ấy đang nấu rượu,  sáng mai mình sẽ tha hồ ...Uống”. Nghe rõ tiếng lẩm bẩm, chị vợ chủ nhà không nín được cười và cũng không thể hãm… được, nên đã phát ra tiếng "Xòe...Xòe” liên tục. Nghe thấy thế chàng nghiện kêu lên: “Thôi chết, vỡ mất ống dẫn rồi, thế thì mất hết rượu cốt còn gì !”.

41.6. “ Đi chỗ khác! “Đào” ở đây già thì đã quá già, mà trẻ thì còn quá trẻ”
   Một kẻ nát rượu, anh ta có thể uống rượu thay cơm. Khi đã say thì không còn biết trời đất là gì nữa.
   Một hôm, chàng nghiện uống quá say. Bạn bè nói sẽ đưa anh về nhà, nhưng chàng nghiện nhất định không chịu về nhà, mà đòi bạn bè dẫn đến quán karaoke. Bạn bè nói sẽ đưa anh đến quán karaoke, nhưng thực tế thì họ đã đưa anh về nhà. Trên đường về họ gọi điện để vợ và con gái anh bảo họ ra mở cửa để đón anh vào nhà.
   Nhưng khi xuống xe, nhìn thấy vợ và con gái nhưng anh không nhận ra, nên đã la lớn: “Đi chỗ khác, không vào quán này! Các “Đào” ở đây: Già thì đã quá già, mà trẻ thì còn quá trẻ”
   Vợ chàng nghiện sẽ làm gì, sau khi nghe thấy câu nói trên nhỉ ?.

41.7. Ai sợ ai 
   Một chàng nghiện uống bia quá say, một người bạn phải dìu anh về nhà. Trên đường về, anh nghiện buồn đi tiểu, nhưng nhất định không chịu vào WC, mà vừa khệnh khạng giữa lòng đường, vừa vẽ... rồng!. Bỗng một cảnh sát xuất hiện, anh ta cuống cuồng nhét của quý vào trong quần và đi thật thẳng chân. Cảnh sát yêu cầu dừng lại, giáo huấn đến đâu, anh ta khom người , vâng, dạ tới đó. Sau khi cảnh sát đi nơi khác, anh ta tiếp tục khệnh khạng và lè nhè hỏi bạn: “ Tao đố mày, lúc nãy, tao và cảnh sát, ai sợ ai?”. Người bạn trả lời: “Lại còn phải hỏi, mày vâng, dạ liên hồi mỗi khi cảnh sát nói đấy thôi!”. Chàng nghiện nói: “Tao không hề sợ cảnh sát, vì anh ta không cho tao đái, nhưng tao vẫn … cứ đái!”
   Người bạn nhìn xuống, thấy 2 ống quần chàng nghiện đã ướt sũng.

41.8. “Mệt lắm rồi! không làm được chuyện ấy đâu! Ngủ thôi!”
   Một anh chàng uống rượu say bí tỉ. Không hiểu sao anh cũng về được tới nhà. Khi tới nhà anh không vào nhà, mà đi vào chuồng lợn, rồi nằm xuống ôm con lợn sề mà ngủ.
  Con lợn bị đè nặng cựa mình và kêu ịt…ịt. Chàng nghiện ôm chặt con lợn, tay sờ vào hàng vú của lợn rồi kêu lên: “Mọi ngày chỉ có 2 vú, sao hôm nay mình có nhiều vú thế này?”
   Khi có bàn tay sờ vào vú, lợn nái bị kích thích kêu to hơn: Ịt…Ịt…
   Chàng nghiện gắt: “Mệt lắm rồi!Không làm được chuyện ịt đâu! Ngủ thôi.”
 
42. Bộ phận nào trong cơ thể đáng về hưu
   Nghe tin ông chủ sắp về hưu, các bộ phận trong cơ thể của ông cũng đồng loạt viết đơn xin  hưu. Tất cả cùng về hưu à, vậy thì bộ phận nào làm việc để nuôi các bộ phận khác nghỉ hưu? Không thể như thế được! Thế là một cuộc họp giữa các bộ phận trong cơ thể diễn ra do ông “Bộ óc” làm chủ tọa.
   Ông “Bộ óc” lần lượt phàn: “Ông Mồm không thể nghỉ hưu, vì nếu ông nghỉ thì ai nhai cơm và đưa thức ăn xuống dạ dày? Khi các ông khác bị đau ốm thì ai nói? Do vậy ông Mồm không thể nghỉ hưu, mọi người đồng ý không?”. Tất cả đồng thanh: “Đồng ‎y ‎”.
Ông “Bộ óc” tiếp tục: “Ông Tim cũng không thể nghỉ hưu, vì nếu ông nghỉ thì ai bơm máu đưa dưỡng chất đi nuôi các bộ phận khác trong cơ thể? Đúng không nào?”. Tất cả lại đồng thanh: “Đúng thế”.
   Cứ thế, ông “Bộ óc” điểm hầu hết các đơn xin nghỉ hưu của các ông, bà bộ phận trong cơ thể và đưa ra lý lẽ không thể chốt cãi, rồi kết luận: “Không được nghỉ hưu”.
   Bỗng có một giộng yếu ớt run run từ giữa háng ông chủ cất lên: “Riêng tôi, thì…không cần phải thảo luận…tôi xứng đáng …được …nghỉ…hư…ư..u!”.
   Tất cả nhao lên: “Ai đấy, đứng dậy cho mọi người nhìn mặt nào!”. Cả phòng họp lặng đi vài phút, rồi vẫn giọng nói ấy nhưng còn yếu ớt và run rẩy hơn: “T…ôi, mà đứng lên…được, thì..đã chả…xin… hư…uu!”.
   Bộ phận nào của cơ thể ông chủ thế nhỉ!?

43. Lạ quá chứ …sao lại không!
   Thời kháng chiến chống Mỹ, một sinh viên Việt Nam học ở Liên Xô được về nghỉ phép. Vì quý thầy nên anh sinh viên hỏi thầy cần thứ gì là đặc sản Việt Nam, anh sẽ mang sang tặng thầy. Thầy giáo biết Việt Nam còn nghèo nên bảo không cần gì, nhưng anh học trò cứ nài nỉ cuối cùng thầy bảo: “Xứ nhiệt đới có rùa, em mang sang cho thầy một con, để thầy nuôi làm cảnh”.
   Thời gian nghỉ phép đã hết, không quên lời hứa, khi chàng sinh viên ra sân bay ngoài hành lý anh còn mang theo một con rùa. Nếu để trong va li hành lý thì rùa sẽ chết; để trong túi xách tay thì khi qua kiểm tra an ninh sẽ bị phát hiện, anh bèn nảy ra sáng kiến cho con rùa vào trong quần và đi qua cổng vòm soi vũ khí “ngon lành”.
   Khi đã vào trong máy bay, anh vẫn không dám cho rùa vào túi xách vì sợ rùa bò lung tung sẽ bị phát hiện và bị phạt ( vì đây là loài hoang dã sắp tuyệt chủng, cần bảo vệ) nên anh vẫn để rùa trong quần , mà chỉ kéo phéc nơ tuya để rùa thò đầu ra thở.
   Đến giờ cô tiếp viên hàng không đẩy xe đưa đồ uống cho hành khách, khi đến cạnh anh sinh viên, thì cô cứ liếc nhìn vào chỗ đầu rùa mà không thể nào cưỡng lại được làm, cho mọi người phải chờ đợi rất lâu. Anh sinh viên cũng phát hiện ra sự việc này bèn nói: “Nhìn gì mà nhìn dữ thế, lạ lắm hay sao”. Cô tiếp viên đỏ mặt nhìn qua chỗ khác và nói: “Lạ chứ sao không!”. Anh sinh viên cự lại: “Lạ ở chỗ nào?”. Cô tiếp viên lí nhí nhưng đủ nghe: “Lạ ở chỗ là nó vằn vện và lại có mắt nữa!Chả giống Ai sất!”
44. “Nó biết cắn hạt dưa!”
   Trước mùa gặt, bác Hai lúa thường mang về một đàn vịt con, khi đã gặt xong bác lùa đàn vịt ra đồng cho chúng nhặt thóc rơi và ăn côn trùng, vì thế vịt lớn nhanh như thổi, chỉ nuôi khoảng tháng rưỡi là đã có thể xuất chuồng. Ngặt một nỗi, thương lái thường trả giá quá rẻ nên tiền lời không được bao nhiêu cả. Khi bác có việc ra chợ mua vịt thì phải trả giá gấp rưỡi hoặc cao hơn. Hai lúa rất bực về chuyện này, ông bèn quyết định vụ sau sẽ tự thuê xe và chở vịt về Tp Hồ Chí Minh  bán.
    Mùa gặt sau, khi vịt đã đạt cỡ thu hoạch Hai lúa thuê xe để chở vịt về chợ đầu mối Tp HCM bán. Tại chợ ông chỉ bán cao hơn giá bán buôn cho thương lái 5.000 đ/ con nên từ sáng đến trưa thì cả xe vịt chỉ còn lại một con vịt còi. Thời gian còn sớm tiền đang đầy túi, Hai Lúa liền thanh toán tiền cho lái xe rồi quyết định đi thăm danh lam thắng cảnh Sài Gòn cho “đã”, nhưng không quên mang theo con vịt còi
   Sau khi cơm no, rượu say, Hai Lúa quyết định mua vé vào rạp xem phim. Để qua cổng kiểm soát, Hai Lúa cho con vịt còi vào trong quần nên nhân viên kiểm soát không hề hay biết. Tìm chỗ ngồi xong, Hai Lúa kéo phéc nơ tuya quần cho vịt thò đầu ra ngoài thở. Giờ chiếu phim đã tới màn hình to, phòng có điều hòa Hai Lúa thoải mái lắm. Ngồi cạnh Hai Lúa là một cô gái mắt xanh - mỏ đỏ đang tí tách hạt dưa. Bỗng cô gái kêu ré lên rồi ngã vào người ngồi bên cạnh. Mọi người hỏi: “Có chuyện gì? Tại sao lại la lớn trong phòng chiếu phim như vậy?”
   Cô mắt xanh - mỏ đỏ, tay chỉ vào háng Hai Lúa miệng nói: “Tôi sợ CÁI của ông này!”. Hai Lúa nhìn cô rồi nói: “Cứ làm bộ, ngữ cô thì đã từng…hàng trăm cái rồi ấy chứ, cứ làm như mình chưa biết gì hết trơn…hết trọi…vậy!”
   Bị chạm tự ái, cô mắt xanh - mỏ đỏ đanh đá trả lời: “Đúng là tôi đã biết đến hàng trăm; nhưng không cái nào như của ông cả”. Hai Lúa: “Của tôi, thì nó làm sao?”.      Cô mắt xanh - mỏ đỏ: “Của ông mồm thì nằm ngang, có mắt và đáng sợ nhất là nó còn biết cắn hạt dưa!”
   Hóa ra vịt còi bị nhốt cả ngày, vừa đói vừa khát, thấy tay cô gái có hạt dưa, vịt ta bèn: mổ một cái!!!
 
45. Chùm chuyện về “chữ và nghĩa”
   Lời dẫn: Trong cuộc sống hàng ngày thi thoảng chúng ta gặp trường hợp một người đang thao thao bất tuyệt, cao giọng rao giảng về một vấn đề gì đó, nhưng thực ra người đó không đủ, thậm chí không có kiến thức về vấn đề mà họ đang nói. Khiến cho người nghe rơi vào cảnh “Đi thì dở, mà ở lại cũng phiền”. Người xưa có câu: “Biết thì thưa thốt, không biết dựa cột mà nghe”. Nhưng thường thi những người như trên họ cho rằng mình đã biết tất cả, không cần học nữa, và nhiệm vụ của họ chỉ là đi răn dạy người khác mà thôi. Thế là những  bài thơ châm biếm, những chuyện tiếu lâm, kể cả những chuyện có thật về những loại người này đã xuất hiện. Sau đây là một vài ví dụ:

45.1. Bài thơ con cóc.

   Có 3 anh chàng tối ngày say sưa nhậu nhẹt, khi đã rượu vào thi lời ra. Một lần họ đang nhậu thì trời sắp mưa to. Một con cóc trong xó nhà nhảy ra. Ba người nhất trí làm thơ vịnh con cóc.
   Người thứ nhất: Con cóc trong hang, con cóc nhảy ra.
   Người thứ hai:   Con cóc nhảy ra, con cóc ngồi đấy.
   Người thứ ba:    Con cóc ngồi đấy, con cóc nhảy đi.
   Đến đây cả ba vừa cười ầm lên vừa vỗ tay tán thưởng. Đời sau, gặp người nào làm thơ dở, người ta thường nói: “Đúng là thơ con cóc!”.

45.2. Thơ vịnh thằng ngọng
   Trong lễ hội, một nhóm người ngọng líu, ngọng lo, đã thế họ vừa đi vừa cười nói luyên thuyên, gặp thứ gì cũng kéo mọi người lại và giảng giải.
   Cụ Tam Nguyên, Yên Đổ Nguyễn Khuyến có thơ vịnh bọn này như sau:
           Một đàn thằng ngọng đi xem chuông
           Chúng bảo nhau rằng: “Ây ái uông”
   Chú thích: Đây mới là nghĩa đen, còn nghĩa bóng?

45.3. Chày đứng.

   Một làng nọ, xây một ngôi chùa thật to. Để đề phòng hỏa hoạn, người làng đến gặp cụ Nguyễn Khuyến để xin cụ cho chữ “yểm” phòng hỏa hoạn. Mặc cho cụ giải thích: Muốn không bị cháy thì phải phòng cháy như thế nào? Mọi người nhất định xin chữ của cụ để “yểm”. Không thể thoái thác cụ đành lấy giấy, mực ra rồi dùng bút sổ một nét thẳng đứng trông giống như cái chày. Người làng phấn khởi tạ ơn, mang về treo tại vị trí trang trọng nhất trước cổng chùa. Mãi sau này, mọi người mới hiểu: Một nét sổ thẳng đứng, không có nghĩa gì cả; nhìn nét chữ trông giống cái chày dựng đứng.  “Chày đứng”, tức là  “Đừng cháy” thế thôi!. Nhưng người làng không gỡ đi, chỉ vì đây là nét chữ của cụ Tam Nguyên, Yên Đổ. Quả nhiên ngôi chùa ấy đến tận bây giờ vẫn chưa một lần bị cháy.

45.4. Rau nào - Sâu ấy !
   Tại lớp học , sau khi giảng xong bài lịch sử " Thánh gióng", cô giáo lần lượt kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức học viên. Cô gọi học sinh là con của Hiệu trưởng nhà trường và hỏi: " Em cho biết: Tên người đã đánh đuổi giặc Ân ra khỏi bờ cõi nước ta !". Học sinh đó đứng dậy trả lời: "Thưa cô... em không biết ạ!". Quá giận dữ, cô giáo nói: "Ngay bây giờ , em cầm sách lên hỏi Thầy hiệu trưởng xem ai đã đánh đuổi giặc Ân khỏi bờ cõi nước ta, rồi xuống đây trả lời". Học sinh đó cầm sách lên phòng Hiệu trưởng và nói: " Bố ơi! ai là người đã đánh đuổi giặc Ân , hả bố ". Hiệu trưởng nói: " Đưa sách đây bố xem nào!". Sau khi đọc hết bài lịch sử "Thánh gióng", Hiệu trưởng nói: "Mày ngu quá con ạ, Người ấy tên là: Bèn". Con trai nói: "Không phải hay sao ấy bố ạ!". Hiệu trưởng giằng lại cuốn sách, chỉ tay vào một dòng chữ và nói: " Con đọc đi: Sau khi đánh thắng giặc Ân, Ông bèn phi ngựa lên đỉnh núi Tản viên rồi bay về trời - Tên ông ấy không phải là Bèn, thì là gì ?"
 
45.5. Nhất sỹ - nhì nông
   Ngày xưa, một nhà giàu, có hai cô con gái. Cô chị lấy chồng là nông dân, anh chồng rất chăm chỉ làm lụng nên nhà phú ông đã giàu lại càng giàu thêm. Cô em lấy một anh học trò, anh này cậy có tý chữ, suốt ngày rong chơi, thơ phú và không làm gì cả. Vì lẽ đó, ông Bố vợ coi trọng rể thứ hai và có ý xem thường rể cả.
   Một hôm, Bố vợ dẫn hai người rể sang nhà người bạn ở làng bên ăn cỗ, dọc đường một đàn ngỗng đang gặm cỏ, thấy người lạ chúng kêu lên inh ỏi. Ông bố vợ hỏi hai chàng rể: “Vì sao ngỗng có tiếng kêu to thế?”. Rể hai nói: “Tràng cảnh tắc đại thanh”. Rể cả trả lời: “Trời sinh ra thế ạ!”.
   Đi một đoạn nữa, nhìn thấy một đàn vịt đang bơi lội thoải mái trên mặt hồ nước, ông hỏi: “Vì sao đàn vịt nổi được trên mặt nước”?. Rể hai nói: “Đa mao thiểu nhục tắc phù”. Rể cả trả lời: “Trời sinh ra thế ạ!”.
   Đi tiếp một đoạn nữa, gặp một núi đá tách ra làm hai nửa, ở giữa là một khe mọi người có thể đi qua. Bố vợ hỏi: “Vì sao quả núi này bị tách làm hai?”. Rể hai nói: “Phi thiên đả tắc nhân đả”. Rể cả trả lời: “Trời sinh ra thế ạ!”.
   Buổi tối, khi đông đủ cả nhà, Bố vợ nói: "Thằng rể hai tuy chân yếu tay mềm, không làm được việc đồng áng, nhưng bù lại hỏi cái gì cũng giải đáp văn hoa chữ nghĩa đâu ra đấy, làm bố nở mày, nở mặt với mọi người. Còn Thằng rể cả, hỏi cái gì cũng chỉ trả lời một câu “Trời sinh ra thế!”. Ngượng chết đi được".
Đến đây thì anh rể cả không nhịn nữa, anh nói: “Con xin phép Bố cho con nói chuyện riêng với chú hai”. "Được!", ông bố đáp. Anh rể cả hỏi: “Buổi sáng gặp đàn ngỗng, bố hỏi vì sao tiếng của chúng  to, chú nói “Tràng cảnh tắc đại thanh, nghĩa là gì?". Rể hai trả lời: “Nghĩa là, cổ dài thì tiếng to”. Rể cả nói: "Tôi hỏi chú, con ếch ương làm gì có cổ, mà sao tiếng nó kêu to thế?". Rể hai: Im lặng.
Rể cả hỏi tiếp: "Khi gặp đàn vịt bơi trên hồ, bố hỏi vì sao vịt có thể nổi trên mặt nước, chú nói: Đa mao, thiều nhục tắc phù, nghĩa là gì?". Rể hai trả lời : “Nghĩa là nhiều lông, ít thịt thì nổi”. Rể cả: "Tôi hỏi chú: cái thuyền có cọng lông nào đâu, mà sao nó nổi ghê thế?" Rể hai: Im lặng. Rể cả tiếp tục:"Tôi hỏi nốt câu thứ ba, hồi chiều khi đi qua khe núi, bố hỏi vì sao quả núi tách làm hai nửa, chú nói “Phi thiên đả, tắc nhân đả, nghĩa là gì?".  Rể hai nói: "Nghĩa là: nếu không phải do trời đánh thì là do người đánh!". Rể cả: "Tôi hỏi chú: Cái mông đít của chú, có trời và người nào đánh đâu, mà nó cũng tách thành hai nửa?". Rể hai: Im lặng.
   Nghe hai chàng rể đói đáp xong, Bố vợ ngượng chín mặt, từ đó ông không chê rể cả và không khoe rể hai với mọi người nữa.

45.6. Nhất bên trọng, nhất bên khinh
   Chuyện kể rằng: Có một học trò nghèo, học giỏi và chăm chỉ. Anh bạn học ở trọ cùng phòng gia đình khá giả hơn, nhưng lười và dốt. Một hôm anh học trò nghèo, tìm đến Dinh quan huyện để xin việc làm. Quan huyện cũng là người tiến thân từ đỗ đạt, ông đang chuẩn bị ngựa để đi công cán, nghe nói là học trò, ông bèn nói: "Anh hãy làm thơ vịnh con ngựa của ta nếu thơ hay ta sẽ thưởng." Người học trò vâng lời. Anh học trò chậm rãi đi vòng quanh con ngựa rồi đọc:
                             Bạch mã mao như tuyết
                             Tứ túc cương như thiết
                             Bạch mã tẩu như phi
                             Tướng công kỵ bạch mã.
            Nghĩa là:
                             Ngựa bạch lông như tuyết
                             Bốn chân cứng như sắt
                             Ngựa bạch chạy như bay
                             Tướng cũng cưỡi ngựa bạch.
   Quan huyện vuốt râu khen hay rồi sai người nhà lấy một thúng gạo thưởng cho anh học trò. Anh học trò lấy dây buộc chéo làm quang rồi cho thúng gạo vào. Anh tìm một đoạn tre mắc vào quang rồi dùng vai quảy đi. Do thúng gạo nặng cứ đập vào chân không đi được, anh học trò buột miệng nói:
                            “Nhất bên trọng, nhất bên khinh”
            Nghĩa là:
                            “Một đầu nặng, một đầu nhẹ”
   Quan huyện cười khà khà và lại sai người nhà thưởng cho anh một thúng gạo nữa. Anh học trò cảm ơn rồi làm thêm một bên quang cho thúng vào, rồi gánh về nhà. Khi tới nhà anh bạn cùng phòng hỏi vì sao mới đi nửa ngày mà đã kiếm được cả gánh gạo?. Anh kể rõ sự tình, anh bạn cùng phòng bên học thuộc lòng 4 câu thơ và câu “nhất bên trọng, nhất bên khinh”
   Sáng hôm sau, anh bạn học đến nhà quan huyện và cũng nói là học trò nghèo đi xin việc làm. Nhân lúc một bà cụ đang quét thóc ngoài sân, quan bảo: Hãy làm bài thơ vịnh bà cụ quét thóc. Anh học trò hoảng sợ vì quan không bảo làm thơ vịnh ngựa bạch, cuối cùng anh cứ liều đọc thử câu đầu:
Bà cụ mao như tuyết (bà cụ tóc như tuyết)
            Quan nói: "Hay!". Anh mạnh dạn đọc câu thứ hai:
                          Tứ túc cương như thiết
            Quan nói: "Hơi gượng nhưng tạm được!". Vững dạ anh đọc liền 2 câu sau:
                           Bà cụ tẩu như phi
                           Tướng công kỵ bà cụ.
   Quan huyện đỏ mặt vì giận, bèn sai lính quật anh xuống sân nện cho 10 gậy.
   Bị đánh xong, anh ta lồm cồm bò dậy, miệng lẩm bẩm “Nhất bên trọng, nhất bên khinh”
   Quan huyện càng giận hơn bèn quát: "Quật nó xuống sân, nện tiếp vào mông bên kia 10 gậy nữa!"
   Giá như bây giờ cũng có nhiều người quyền lực có kiến thức và nghiêm khắc như quan huyện thời xưa!

46. Cây dâm bụt
     Ngày xửa, ngày xưa có một cô gái mắt xanh, mỏ đỏ, ngồi bên bờ suối khóc thảm thiết Cô khóc một lúc lâu, thì Bụt hiện lên hỏi: “Vì sao con khóc?”. Cô gái khóc to hơn và nói: “Có một thằng khốn nạn, nó làm hại đời con rồi!”. Bụt hỏi: “Nó làm hại con như thế nào, con nói ta nghe!”. Cô gái: “Ứ ừ! Con không nói được!”. Bụt vừa vuốt tay lên tóc cô gái vừa hỏi: “Có phải nó làm thế này không?”. Cô gái nói: “Như thế này thì việc gì con phải khóc!”. Cứ thế Bụt vừa hành động từ A tới Z vừa hỏi: “Có phải nó làm thế này không?”. Khi Bụt hành động tới Z xong thì cô gái ngừng khóc. Cô cảm ơn Bụt, rồi bỏ đi!
     Sáu tháng sau, Bụt thấy trong người khác lạ, bèn tới khám bác sĩ thì đã phát hiện mình bị HIV…
     Vài năm sau, Bụt đến bên bờ suối cũ và hóa thân ở đó. Tại chỗ Bụt hóa thân, mọc lên một cây lá xanh biếc hình trái tim và có răng cưa, hoa 5 cánh lớn đỏ thắm, nhụy dài màu vàng trông rất đẹp. Mọi người thương tình mang cây về trồng làm hàng rào và cũng là để nhắc nhở nhau: “HIV có nguy lây qua đường tình dục rất cao, bất kể người đó là ai”. Sau này người miền Bắc đặt tên cho cây là “Cây Dâm bụt” còn người miền Nam “lịch sự hơn” đặt tên là “Cây Bông bụt”.
 

Những tin cũ hơn

 

thiet ke nha

thiet ke nha dep

nha pho dep

thi cong nha xuong

biet thu dep

thiet ke noi that

Nem cao su gia re tai tphcm

Tu sat quan ao gia re

Nem cao su gia re

Ruot goi gia re tai tp hcm

thi cong nha xuong gia re

thiet ke noi that chung cu