17:04 ICT Thứ năm, 28/03/2024

Treo chân mày bằng chỉ không phẫu thuật


Bệnh viện thẩm mỹ JW hàn quốc


Bệnh viện thẩm mỹ uy tín nhất tphcm


Cắt mí mắt hàn quốc đẹp


Nâng mũi s line ở đâu đẹp và an toàn


Nâng mũi s line bao lâu thì đẹp


Phẫu thuật hàm móm có nguy hiểm không


Phẫu thuật vẩu hàm trên


Điều trị khớp cắn ngược


Quy trình phẫu thuật hàm hô


Hỏi đáp về VietGAP

Thứ năm - 18/04/2013 08:37
1. Hỏi: CCRF trong nuôi trồng thủy sản là gì?
Đáp:
CCRF (Code of Conduct for Responsible Fisheries) là Quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc. Đây là sự cụ thể hóa định nghĩa về phát triển nghề cá bền vững kể từ công đoạn đánh bắt, nuôi trồng, thu hoạch, bảo quản, chế biến, đến quan hệ thương mại ở tất cả các quốc gia thành viên. Những chỉ dẫn liên quan đến công bố các văn bản có nội dung về phát triển thủy sản bền vững và sự công nhận lẫn nhau, việc cập nhật các quy định quốc tế và quy định của các quốc gia.

2. Hỏi: Nội dung Điều 9 Bộ quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm (CCRF) của FAO là gì?
Đáp: Điều 9 của Bộ quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm (CCRF) của FAO gồm 4 nội dung chính:
a. Thẩm quyền quốc gia với vấn đề phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững:
- Đánh giá tác động của nuôi trồng tới môi trường và hệ sinh thái;
- Đảm bảo lợi ích của cộng đồng dân cư và các ngành nghề kinh tế khác
- Xây dựng chiến lược, quy hoạch theo tiêu chí bền vững
- Thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả
b. Phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững trong mối quan hệ với hệ sinh thái nước xuyên quốc gia
- Bảo vệ các hệ sinh thái xuyên quốc gia
- Hợp tác với các quốc gia láng giềng trong việc lựa chọn loài nuôi, địa điểm nuôi, cơ chế giám sát
- Xây dựng mạng lưới thông tin liên quốc gia
c. Sử dụng tài nguyên gen di truyền động vật thủy sản
- Bảo tồn đa dạng và toàn vẹn cộng đồng thủy sinh, bảo tồn loài sắp tuyệt chủng
- Kiểm soát chặt chẽ đối tượng nuôi mới hoặc lai tạo
- Kiểm soát chặt chẽ bệnh, dịch
- Hợp tác quốc tế trong bảo tồn đa dạng sinh học
d. Nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm ở cấp độ sản xuất
- Kiểm soát bệnh, dịch
- Bảo vệ môi trường bên trong và bên ngoài cơ sở nuôi
- Đảm bảo an toàn thực phẩm
- Đảm bảo đời sống, quyền của người lao động và cộng đồng dân cư

3. Hỏi: GAP là gì?
Đáp: Theo Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc, GAP (viết tắt của Good Agricultural Practices) là “những quy phạm thực hành nông nghiệp nhằm đảm bảo sự bền vững của môi trường, kinh tế và xã hội, sự an toàn và chất lượng của các sản phẩm nông nghiệp phi thực phẩm”. Trong nhiều năm qua, GAP đã và đang được xây dựng và phát triển bởi ngành công nghiệp thực phẩm, các nhà sản xuất, chế biến, các tổ chức chính phủ cũng như phi chính phủ nhằm các mục tiêu:
- Đảm bảo an toàn và chất lượng của sản phẩm trong chuỗi thực phẩm
- Nắm bắt ưu thế tại những thị trường mới bằng việc điều chỉnh quy tắc quản lý trong chuỗi cung ứng
- Nâng cao năng lực sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và con người
- Mở ra các thị trường mới cho nông dân và nhà xuất khẩu tại các nước đang phát triển.

4. Hỏi: Nội dung cơ bản của VietGAP trong nuôi trồng thủy sản của Việt Nam là gì?
Đáp: VietGAP trong nuôi trồng thủy sản là quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt, kiểm soát một cách hệ thống các mối nguy nhằm đảm bảo:
- An toàn thực phẩm (sản phẩm nuôi không chứa các mối nguy vật lý, hóa học và sinh học có khả năng gây hại đến sức khỏe hoặc tính mạng của người sử dụng);
- An toàn môi trường (hoạt động nuôi trồng thủy sản không ảnh hưởng đến môi trường bên trongvà môi trường bên ngoài cơ sở nuôi; bảo vệ đa dạng vùng đất ngập nước và động vật hoang dã);
- An toàn bệnh, dịch (hạn chế thấp nhất bệnh xảy ra, và nếu bệnh xảy ra thì phải có biện pháp kiểm soát để bệnh không lây lan thành dịch);
- An sinh xã hội (hài hòa lợi ích của người nuôi, người tiêu dùng và lợi ích chung của xã hội).
Quy phạm này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia sản xuất, kinh doanh, kiểm tra và chứng nhận thực hành nuôi trồng thủy sản tốt trên lãnh thổ Việt Nam.

5. Hỏi: Mục tiêu của VietGAP trong nuôi trồng thủy sản là gì?
Đáp: Mục tiêu của VietGAP trong nuôi trồng thủy sản gồm là:
- Tăng cường quản lý để phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững;
- Xây dựng thương hiệu, nâng cao hình ảnh sản phẩm thuỷ sản Việt Nam trên thị trường quốc tế;
- Tạo cơ hội cho các cơ sở nuôi vừa và nhỏ tham gia thị trường, tiếp cận các dịch vụ;
- Nâng cao nhận thức của người nuôi thuỷ sản về sản xuất hàng hóa, tiếp cận và đáp ứng nhu cầu của thị trường tiêu dùng.

6. Hỏi: Những giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất trong nuôi trồng thủy sản theo VietGAP?
Đáp: Cơ sở nuôi chỉ cần có một trong 3 loại giấy tờ sau:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ);
- Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao/ cho thuê đất;
- Thuê lại của người khác với thời hạn trên 2 năm, và chủ sở hữu này có một trong 2 loại giấy tờ nêu trên.

7. Hỏi: Theo yêu cầu của VietGAP, tài liệu chứng minh vị trí cơ sở nuôi nằm trong vùng qui hoạch là gì?
Đáp: Cơ sở chỉ cần có 1 trong 2 loại giấy tờ sau:
- Mảnh bản đồ qui hoạch của địa phương có đánh dấu vị trí cơ sở nuôi;
- Giấy xác nhận cơ sở nuôi nằm trong vùng qui hoạch của Ủy ban nhân dân xã/ phường/ thị trấn hoặc Ủy bản nhân dân quận/ huyện/ thị xã.

8. Hỏi: Mục đích xác định tọa độ địa lý khu vực nuôi thủy sản theo yêu cầu của VietGAP là gì?
Đáp: Xác định tọa độ địa lý khu vực nuôi thủy sản nhằm 2 mục đích chính là:
- Truy xuất nguồn gốc sản phẩm đạt chứng nhận VietGAP;
- Chống gian lận của cơ sở nuôi trong quá trình đăng ký, đánh giá chứng nhận VietGAP.

9. Hỏi: Mục đích lập kế hoạch quản lý sức khỏe động vật thủy sản là gì?
Đáp: Kế hoạch quản lý sức khỏe động vật thủy sản nhằm 2 mục đích:
- Chủ động quản lý sức khỏe động vật thủy sản và xử lý khi có bệnh dịch
- Thực hiện đúng các yêu cầu kỹ thuật trong nuôi trồng và phòng trị bệnh, dịch

10. Hỏi: Việc sử dụng các chất bổ sung thức ăn cần tuân theo những yêu cầu nào?
Đáp: Những yêu cầu khi sử dụng các chất bổ sung thức ăn là:
- Chỉ sử dụng các chất bổ sung có trong danh mục được phép lưu hành
- Ghi chép cụ thể các chất bổ sung, thành phần, liều lượng, cách sử dụng, cách bảo quản theo biểu mẫu
- Thực hiện bảo quản, sử dụng các chất bổ sung theo đúng quy định hướng dẫn của nhà sản xuất

11. Hỏi: Việc ghi chép hồ sơ quản lý sức khỏe động vật thủy sản trong quá trình thực hiện VietGAP nhằm những mục đích gì?
Đáp: Ghi chép hồ sơ quản lý sức khỏe động vật thủy sản nhằm 2 mục đích:
- Lưu trữ thông tin sản xuất (các bệnh xảy ra, biện pháp điều trị, hiệu quả; lượng thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học đã sử dụng; lượng thức ăn, chất bổ sung thức ăn,…) để tăng thêm kinh nghiệm cho vụ nuôi sau;
- Đáp ứng truy xuất nguồn gốc và yêu cầu của cơ quan chứng nhận VietGAP.

12. Hỏi: Việc ghi chép các dấu hiệu tôm, cá nuôi bị stress, bị chết, các hiện tượng bất thường nhằm mục đích gì?
Đáp: Ghi chép các dấu hiệu bất thường về sức khỏe của động vật thủy sản nhằm:
- Làm cơ sở để xác định nguyên nhân bệnh, dịch (nếu có)
- Làm căn cứ để điều chỉnh lượng thức ăn sử dụng hàng ngày cho phù hợp
- Làm căn cứ để điều chỉnh môi trường ao nuôi cho phù hợp

13. Hỏi: Nước cấp vào ao nuôi không được xử lý đúng cách có thể mang theo những mối nguy nào?
Đáp:
- Mối nguy sinh học: virus, vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh cho thủy sản nuôi
- Mối nguy hóa học: kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật

14. Hỏi: Tần suất quan trắc chất lượng nước trong ao nuôi dựa vào những yếu tố nào?
Đáp:
- Đối tượng nuôi và hình thức nuôi
- Chất lượng nước trong ao nuôi
- Điều kiện thời tiết, khí hậu

15. Hỏi: Theo yêu cầu của VietGAP, vì sao phải phân loại chất thải trong khu vực nuôi thủy sản?
Đáp: Phải phân loại chất thải trong khu vực nuôi thủy sản vì:
- Mỗi loại chất thải, sinh ra chất độc hoặc có độc tính khác nhau;
- Phương thức gây hại đối với thủy sản nuôi, môi trường bên ngoài và người thu gom khác nhau;
- Để tận dụng những chất thải có thể tái sử dụng và giảm bớt chi phí xử lý.

16. Hỏi: Vì sao khi thu hoạch thủy sản cần giữ cho tỷ lệ sống cao, tránh gây ra thương tích và không để thủy sản hoảng sợ giãy dụa nhiều?
Đáp: Vì hai nguyên nhân cơ bản sau:
- Khi thủy sản bị thương, vi khuẩn sẽ qua vết thương xâm nhập vào thịt và sinh sôi phát triển, phân hủy làm cho thủy sản bị ươn hỏng;
- Thủy sản hoảng sợ, giãy dụa nhiều, sẽ sinh axit lactic dẫn tới thời gian bảo quản lạnh (từ - 4oC ÷ 4oC) ngắn hơn so với thủy sản không có axit lactic.

 

thiet ke nha

thiet ke nha dep

nha pho dep

thi cong nha xuong

biet thu dep

thiet ke noi that

Nem cao su gia re tai tphcm

Tu sat quan ao gia re

Nem cao su gia re

Ruot goi gia re tai tp hcm

thi cong nha xuong gia re

thiet ke noi that chung cu