08:30 ICT Thứ sáu, 19/04/2024

Treo chân mày bằng chỉ không phẫu thuật


Bệnh viện thẩm mỹ JW hàn quốc


Bệnh viện thẩm mỹ uy tín nhất tphcm


Cắt mí mắt hàn quốc đẹp


Nâng mũi s line ở đâu đẹp và an toàn


Nâng mũi s line bao lâu thì đẹp


Phẫu thuật hàm móm có nguy hiểm không


Phẫu thuật vẩu hàm trên


Điều trị khớp cắn ngược


Quy trình phẫu thuật hàm hô


Hỏi đáp về Hội nhập quốc tế

Thứ ba - 16/04/2013 16:40
1. Hỏi: Hội nhập quốc tế là gì? Nêu các cấp độ của hội nhập quốc tế; nghĩa vụ và quyền lợi của một quốc gia khi tham gia hội nhập quốc tế.
Trả lời:

- Hội nhập quốc tế là sự thỏa thuận mang tính pháp lý về cách ứng xử giữa một quốc gia với một hoặc nhiều quốc gia khác cho một hoặc nhiều lĩnh vực hoạt động mà các quốc gia có cùng mối quan tâm.
Hội nhập gồm có các cấp độ chính sau:
+ Song phương: thỏa thuận của 2 quốc gia (ví dụ: Hiệp định song phương Việt-Mỹ về bình thường hóa quan hệ hai nước, Hiệp định song phương Việt-Lào về hợp tác toàn diện…)
+ Khu vực: thỏa thuận của 1 nhóm quốc gia (ví dụ: Hiệp định AFTA về thương mại tự do khu vực ASEAN, Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương APEC…)
+ Quốc tế: thỏa thuận của hầu hết các nước trên thế giới (ví dụ: Tổ chức thương mại Thế giới WTO, Tổ chức Nông Lương trực thuộc Liên hợp quốc FAO…)
- Các quốc gia khi tham gia hội nhập quốc tế có được quyền và nghĩa vụ sau:
+ Quyền: được hưởng cơ chế ưu đãi và được đối xử công bằng.
+ Nghĩa vụ: chấp hành đúng cam kết và phải đối xử công bằng với các thành viên khác.
 
2. Hỏi: Quá trình hình thành Tổ chức Thương mại Thế giới WTO; mục tiêu và cơ sở pháp lý của WTO
Trả lời:

Quá trình hình thành WTO
- Năm 1947, 23 nước kinh tế phát triển trên thế giới đã thống nhất về mức thuế đánh vào từng loại hàng hóa và nguyên tắc kiểm soát hàng hóa trao đổi giữa các quốc gia thành viên, gọi tắt là Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT – General Agreements on Tariff and Trade)
- Kinh tế ngày càng phát triển, quan hệ giữa các nước không dừng lại ở trao đổi hàng hóa thông thường mà đã mở rộng ra các lĩnh vực dịch vụ (ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông, du lịch…); lĩnh vực đầu tư và nhu cầu bảo hộ về sở hữu trí tuệ, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa… Do vậy, năm 1994, 125 nước tham gia Hiệp định GATT đã thông qua hơn 30 hiệp định về các lĩnh vực khác khau và quyết định đổi tên GATT thành Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, có hiệu lực từ ngày 1/1/1995.
- Việt Nam là thành viên thứ 150 của WTO (kết nạp ngày 11/1/2007); đến ngày 02/3/2013, WTO có 159 thành viên.
Mục tiêu của WTO là tạo dựng khung pháp lý và áp dụng thống nhất trong tất cả các nước thành viên; thông qua đó gạt bỏ những yếu tố cản trở tự do thương mại (bảo hộ) và cạnh tranh không bình đẳng, coi đó là động lực thúc đẩy kinh tế thế giới và kinh tế của từng quốc gia thành viên.
Cơ sở pháp lý của WTO:
Đến nay, WTO đã ban hành trên 30 Hiệp định quy định về tổ chức và hoạt động, trong đó, liên quan trực tiếp đến thương mại gồm: 
TT Viết tắt Tên hiệp định
Tiếng Anh Tiếng Việt
1 GATT General Agreements on Tariff and Trade Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại
2 GATS General Agreements on Services Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ
3 TRIPS Trade-Related Aspects of Intellectual Property Rights Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ
4 TBT Technical Barriers to Trade Hiệp định về Rào cản Kỹ thuật trong Thương mại
5 SPS Sanitary and Phytosanitary Measures Hiệp định về Kiểm dịch động, thực vật
 
 
3. Hỏi: Những cơ hội - thách thức và nguy cơ trong thời kỳ hội nhập là gì?
Trả lời:

TT Cơ hội Thách thức và nguy cơ
1 Sản phẩm đặc thù Không có sản phẩm đặc thù
2 Thương hiệu có uy tín Chưa có thương hiệu hoặc thương hiệu đang mất uy tín
3 Chất lượng sản phẩm tốt và ổn định Chất lượng sản phẩm không tốt, không ổn định
4 Giá bán hợp lý Giá bán cao
5 Kết quả: laugh
Được thị trường chấp nhận
Sản xuất phát triển
Kết quả:sad
Khó khăn trong xuất khẩu
Bị cạnh tranh tại thị trường nội địa
 
 
4. Hỏi: Những đổi mới cần có về tư duy trong thời kỳ hội nhập là gì?
Trả lời:
Trên Thời báo Kinh tế Việt Nam ngày 10 tháng 02 năm 2007, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan nêu những đổi mới tư duy cần có trong thời kỳ hội nhập gồm:

Tư duy Trước hội nhập Sau hội nhập
Phạm vi Quốc gia Toàn cầu
Hành xử Theo mệnh lệnh Theo cơ sở kinh tế, kỹ thuật
(văn bản quy phạm pháp luật)
Chính sách Bảo hộ
Co cụm
Bao cấp
Tiến công
Chủ động chiếm lĩnh thị trường
Chủ động cạnh tranh
 
 
5. Hỏi: Hiệp định TBT là gì?
Trả lời: Hiệp định TBT là Hiệp định quy định về rào cản kỹ thuật trong thương mại giữa các nước thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, bao gồm:
- Soạn thảo, ban hành và áp dụng văn bản tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
- Quy trình đánh giá sự phù hợp;
- Nguyên tắc thừa nhận lẫn nhau;
- Trợ giúp kỹ thuật;
- Đối xử đặc biệt đối với những nước thành viên đang phát triển;
- Tham vấn và giải quyết tranh chấp.

6. Hỏi: Mục đích của Hiệp định TBT và các đặc tính của TBT trong lĩnh vực thực phẩm là gì?
Trả lời: Mục đích của TBT đối với quan hệ thương mại nói chung là:
- Đáp ứng các yêu cầu về an ninh quốc gia;
- Ngăn ngừa gian lận trong quan hệ thương mại;
- Bảo vệ môi trường;
- Đảm bảo an toàn cho con người và động, thực vật (không thông qua đường ăn uống-thực phẩm). Ví dụ: An toàn thiết bị điện, an toàn đồ chơi trẻ em, an toàn trong các công trình xây dựng…
Các đặc tính của TBT trong lĩnh vực thực phẩm:
- Tính khả dụng (chất lượng và dinh dưỡng)
- Tính trung thực kinh tế (không gian lận)
- Bảo vệ động, thực vật quý hiếm (sách đỏ)
- Bảo vệ môi trường và môi sinh

7. Hỏi: Hiệp định SPS là gì?
Trả lời:
- Là Hiệp định về an toàn thực phẩm và an toàn bệnh dịch động, thực vật (Sanitary and Phytosanitary Measures) của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO;
- Quy định các chỉ tiêu, yêu cầu và biện pháp kiểm soát sức khỏe động, thực vật và sản phẩm từ động, thực vật trong thương mại quốc tế.

8. Hỏi: Các biện pháp SPS được áp dụng với hàng nhập khẩu nhằm mục đích gì?
Trả lời:
- Đảm bảo rằng thực phẩm nhập khẩu an toàn cho sức khỏe người sử dụng;
- Ngăn chặn sự xâm nhập, hình thành và lan rộng của sâu hại và bệnh dịch có thể tác động tiêu cực đến con người, động vật hay thực vật tại nước nhập khẩu.

9. Hỏi: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cần đảm bảo các tiêu chí gì khi hội nhập kinh thế thế giới?
Trả lời:
- Tính tự do:
Dỡ bỏ hạn ngạch (quota)
+ Tương đương về thuế
- Tính công khai:
Công bố dự thảo văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thương mại quốc tế để lấy ý kiến các nước thành viên WTO;
+ Trả lời bằng văn bản các góp ý;
+ Đăng công báo, website chính phủ (đối với văn bản có tính thương mại quốc tế, bao gồm bản dịch).
- Tính minh bạch (khách quan):
Cơ sở khoa học của các chỉ tiêu và mức giới hạn (các nội dung nằm ngoài TBT/SPS);
+ Rõ ràng về trình tự, thủ tục kiểm soát; chứng minh sự cần thiết của các thủ tục đó.
- Tính công bằng (không phân biệt đối xử) giữa:
Sản phẩm trong nước và sản phẩm nhập khẩu;
+ Doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân;
+ Doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài.
- Tính hài hòa với SPS của WTO và các nước thành viên:
Không cao hơn đối với chỉ tiêu có hại;
+ Không thấp hơn đối với chỉ tiêu có lợi;
+ Số lượng các chỉ tiêu quy định căn cứ vào SPS, nếu quy định thêm phải nêu rõ tính đặc thù, kèm theo cơ sở khoa học và thực tiễn (tính minh bạch).
 

thiet ke nha

thiet ke nha dep

nha pho dep

thi cong nha xuong

biet thu dep

thiet ke noi that

Nem cao su gia re tai tphcm

Tu sat quan ao gia re

Nem cao su gia re

Ruot goi gia re tai tp hcm

thi cong nha xuong gia re

thiet ke noi that chung cu