20:38 ICT Thứ sáu, 19/04/2024

Treo chân mày bằng chỉ không phẫu thuật


Bệnh viện thẩm mỹ JW hàn quốc


Bệnh viện thẩm mỹ uy tín nhất tphcm


Cắt mí mắt hàn quốc đẹp


Nâng mũi s line ở đâu đẹp và an toàn


Nâng mũi s line bao lâu thì đẹp


Phẫu thuật hàm móm có nguy hiểm không


Phẫu thuật vẩu hàm trên


Điều trị khớp cắn ngược


Quy trình phẫu thuật hàm hô


HỘI THẢO VỀ HÓA CHẤT, KHÁNG SINH SỬ DỤNG TRONG SẢN XUẤT THỦY SẢN

Thứ hai - 16/05/2016 13:50
Ngày 12/5/2016, tại khách sạn Luxury, Thành phố Nha Trang đã diễn ra hội thảo “Quy định của Thế giới và Việt Nam về hóa chất và kháng sinh sử dụng trong sản xuất thủy sản”, do Dự án Hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của Châu Âu (EU-MUTRAP) phối hợp với Trung tâm chuyển giao công nghệ và dịch vụ thủy sản Việt Nam (FITES) thuộc Hội nghề cá (VINAFIS) đồng chủ trì.
HỘI THẢO VỀ HÓA CHẤT, KHÁNG SINH SỬ DỤNG TRONG SẢN XUẤT THỦY SẢN

HỘI THẢO VỀ HÓA CHẤT, KHÁNG SINH SỬ DỤNG TRONG SẢN XUẤT THỦY SẢN

Tham dự hội thảo có gần 80 đại biểu, đại diện cho: Các cơ quan quản lý thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (thú y, thủy sản, quản lý chất lượng, bảo vệ thực vật); các cơ quan quản lý thuộc Sở Y tế (Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm); các cơ quan ban ngành quản lý thuộc Sở Công Thương (Chi cục Quản lý thị trường); các doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường; các cơ sở chế biến thủy sản thuộc các tỉnh nam Miền Trung và một số cơ quan báo, đài.
Hội thảo đã nghe hai chuyên gia của hoạt động là: Ông Nguyễn Tử Cương, Ủy viên thường vụ, Trưởng ban Phát triển thủy sản bền vững- Hội nghề cá Việt Nam, Chuyên gia Dự án EU-MUTRAP, chuyên gia VietGAP và An toàn sinh học Dự án CRSD; và ông Vi Thế Đang, chuyên gia VietGAP, Giám đốc FITES, Chuyên gia EU-MUTRAP), trình bày 3 báo cáo:
 1. Kết quả nghiên cứu về danh mục các hóa chất, kháng sinh cấm và danh mục hóa chất, kháng sinh được phép sử dụng theo quy định của Codex, EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc.
2. Kết quả nghiên cứu về quá trình xây dựng và ban hành danh mục hóa chất, kháng sinh cấm và hạn chế sử dụng trong nuôi và sản phẩm thuỷ sản ở Việt Nam
3. Kết quả nghiên cứu về quá trình sản xuất, phân phối và sử dụng hóa chất, kháng sinh trong nuôi, thu hoạch và chế biến thủy sản ở Việt Nam.
Sau phần báo cáo chính các đại biểu được nghe trình bày 4 báo cáo tham luận của:
- Ông Đinh Thành Phương, Giám đốc Trung tâm chất lượng nông lâm thủy sản vùng 2 Đà Nẵng về mức độ nguy hại của mối nguy hóa học đặc biệt là dư lượng hóa chất kháng sinh trong sản xuất thủy sản và trách nhiệm của các bên liên quan: nhà sản xuất, người tiêu dùng, cơ quan quản lý nhà nước và công tác truyền thông nhằm giảm thiểu mối nguy dư lượng hóa chất, kháng sinh trong thực phẩm.
- Ông Lê Hoàng Lâm, Phó giám đốc Trung tâm chất lượng nông lâm thủy sản vùng 3 thông báo về các lô hàng bị nhiễm dư lượng hóa chất kháng sinh do cớ quan kiểm soát trong nước và cơ quan có thẩm quyền nước ngoài phát hiện trong năm 2015, những nguyên nhan chính gây ra tình trạng trên và giải pháp khắc phục.
- Bà Nguyễn Thị Lan, Phó giám đốc Chi cục Thú y Bình Định, trình bày về các biện pháp các cơ sở nuôi thủy sản tại Bình Định áp dụng để giảm thiểu mối nguy hóa chất, kháng sinh.
- Ông Nguyễn Đức Bình, Phó giám đốc Chi cục Thủy sản Quảng Ngãi, trình bày về việc kiểm soát hoạt động nuôi trồng thủy sản tại Quảng Ngãi để giảm thiểu mối nguy hóa chất và kháng sinh.
Hội thảo được nghe 4 bài phát biểu tham luận của: i) Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng 3; ii) Chi cục Thú y Bình Định; iii) Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Quảng Ngãi; iv) Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng 2. Và các ý kiến phát biểu đóng góp cho hội thảo.
Sau việc trình bày các báo cáo là việc giải đáp các câu hỏi và phần thảo luận. Qua đó hội thảo đã đón nhận được rất nhiều các ý kiến tán thành nội dung các báo cáo kết quả nghiên cứu và các báo cáo tham luận. Chủ trì hội thảo đã thống nhất một số đề xuất kiến nghị với cơ quan quản lý, về lĩnh vực hóa chất, kháng sinh như sau:
1. Cơ quan thẩm quyền Việt Nam chỉ nên ban hành 3 danh mục: i) Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm; ii) Danh mục hóa chất, kháng sinh được phép sử dụng nhưng quy định mức dư lượng tối đa cho phép; iii) Danh mục thuốc, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường được phép sử dụng tại Việt Nam.
2. Các chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh cấm và được phép sử dụng phải được đánh giá nguy cơ phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam và tuân thủ quy định quốc tế.
3. Phân công quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, kiểm soát hóa chất, kháng sinh cần được củng cố lại và nên giao cho 01 đơn vị quản lý tổng hợp theo chuỗi sản xuất.
4. Cần có một bộ giáo trình đào tạo chung về an toàn thực phẩm để tất cả các cán bộ quản lý phải hiểu thống nhất nguyên lý về an toàn thực phẩm (ngành y tế, ngành nông nghiệp, ngành công thương, cảnh sát môi trường,...)
 
Chi tiết các báo cáo nghiên cứu được đăng tải trên website của:
- Trung tâm chuyển giao công nghệ và dịch vụ thủy sản Việt Nam
- Hội nghề cá Việt Nam
- Riêng danh mục hóa chất, kháng sinh cấm và danh mục hóa chất, kháng sinh được phép sử dụng của EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc còn được đăng tải trên website của Cục quản lý chất lượng nông lâm thủy sản và Cục Thú y của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.




Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
Tư vấn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
Hướng dẫn xây dựng mô hình
Chuyển giao kỹ thuật công nghệ
Tập huấn/ Đào tạo
Chứng nhận VietGAP
Tư vấn làm hồ sơ xin giấy phép xuất nhập khẩu
Dịch vụ sẵn sàng cung cấp

THỐNG KÊ

Đang truy cậpĐang truy cập : 318


Hôm nayHôm nay : 78087

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1588176

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 10360843

thiet ke nha

thiet ke nha dep

nha pho dep

thi cong nha xuong

biet thu dep

thiet ke noi that

Nem cao su gia re tai tphcm

Tu sat quan ao gia re

Nem cao su gia re

Ruot goi gia re tai tp hcm

thi cong nha xuong gia re

thiet ke noi that chung cu