Chuyện ngụ ngôn và dã sử

 
   1. Nhà thông thái đã nói gì ?
   Một phú ông có 2 người con trai. Khi đã ở tuổi gần đất xa trời, ông muốn trao gia tài vào tay người con thông minh hơn. Một hôm, ông gọi 2 người con lại và bảo: “Ngoài cửa đã có sẵn hai con ngựa, bố giao cho thằng cả con ngựa hồng, thằng hai con ngựa trắng. Hai thằng có nhiệm vụ phi ngựa tới cây đa ở cuối làng. Trong ngày hôm nay, chỉ trong ngày hôm nay thôi, ngựa của ai tới đích trước thì gia tài thuộc về người kia.”
   Hai anh con ra cổng, tay cầm cương ngựa của mình và ngồi xuống chờ người kia đi trước. Đã sắp hết ngày, hai người vẫn ngồi yên chỗ cũ.
   Bỗng, một nhà thông thái đi qua và hỏi vì sao lại có cảnh này. Hai anh em kể rõ sự tình. Nhà thông thái bảo hai người chụm đầu vào nhau, để ông mách nước cho. Sau khi nhà thông thái thì thầm, hai anh em vội nhảy lên lưng ngựa phi như bay về cây đa cuối làng.
   Nhà thông thái đã nói gì với họ thế nhỉ?
 
   2. Chọn ngày, giờ mổ đẻ có chắc sau này con sẽ có số tốt không?
   Hiện nay, ngày càng nhiều cặp vợ chồng chọn ngày,giờ tốt, đến bệnh viện chủ động “đẻ” bằng cách mổ bụng lấy con ra. Cách làm này có thực sự đã tạo cho con mình số tốt (giàu-sang, phú-quý)? Xin hay đọc chuyện dã sử dưới đây:
   Có một ông vua, khi đã ở tuổi 69, ông chủ trương tổ chức Thượng thọ cho mình thật hoành tráng. Ông ra lệnh cho Tuần phủ (của tỉnh quê hương ông) phải điều tra và thực hiện: Người sinh cùng năm, cùng tháng thì tặng quà; người sinh cùng năm, cùng tháng, cùng ngày thì tặng quà và cho tiền tổ chức sinh nhật; người sinh cùng năm, cùng tháng, cùng ngày, cùng giờ thì đón về kinh đô để cùng dự sinh nhật với nhà vua. Tuần phủ y lệnh và đã tìm được 12 người cùng năm, tháng, ngày, giờ sinh với nhà vua. Nhưng kỳ lạ thay, cả 12 người đều rất gầy gò, rách rưới và cùng làm nghề… xin ăn. Quá hoảng sợ, quan Tuần phủ vội báo với Thượng thư Bộ Lễ và 2 ông thống nhất là không đổi người (vì sẽ phạm tội khi quân) mà nhanh chóng vỗ béo, may sắm quần áo, dạy cách ăn nói cho 12 người và cũng không quên dặn mỗi người hãy chọn cho mình một nghề cao sang hơn, đại loại như là: Thầy giáo, Thầy lang hoặc Thương nhân…phòng khi Nhà vua hỏi đến thì trả lời.
   Tại lễ mừng thọ, nghe các quan chúc tụng, nhà vua rất vui. Ngài đi đến nới các cụ cùng giờ sinh với mình để mời rượu. Những người này tạ ơn, uống rượu rất đúng phép tắc. Cao hứng, nhà vua hỏi một người: “Thế ông làm nghề gì?”. Vinh dự và sợ hãi, người này quên mất lời dặn nên lắp bắp : “Tôi làm nghề xin ăn ạ!”. Nhà vua lần lượt hỏi 11 người còn lại, đáp số đều là “xin ăn”. Vua sa sầm nét mặt, bỏ dở bữa tiệc, về thẳng Hoàng cung và ra lệnh chém đầu quan Tuần phủ cùng 12 người ở quê ngay lập tức. Mọi người vô cùng sợ hãi.
   Để kéo dài thời gian cho việc tìm cách cứu mọi người khỏi chết, Thượng thư Bộ Lễ vội xin với vua cho lùi việc hành quyết sang giờ Ngọ ngày hôm sau, vì hôm nay là ngày Đại hỉ, không nên sát sinh. Nhà vua đồng ý.
   Với cách làm việc thông minh và đầy tinh thần nhân ái, quan Thượng thư Bộ Lễ đã tìm ra chứng cứ để cứu mọi người. Sáng hôm sau Ông tâu với vua rằng: “Những người cùng giờ sinh với nhà vua đều có số được hưởng lộc (không phải làm mà vẫn có ăn) nhưng giữa Vua và bọn họ có sự khác nhau: 12 người kia đều sinh ra ở trong nhà (trên mặt đất), số của họ được ăn lộc của dân (tức là làm nghề xin ăn). Nhà vua, vốn là con thuyền chài, sinh ra ở trên thuyền (tức là trên mặt nước), do vậy chỉ một mình Ông được làm vua để hưởng lộc của cả nước. Nghe xong câu chuyện, nhà vua dịu nét mặt và ra lệnh tha bổng tất cả.
   Vậy những người sinh ra cùng giờ bằng cách đẻ tự nhiên chắc chắn sẽ khác với những người ra khỏi bụng mẹ bằng con dao mổ.

   4. "Bộ óc" và "cơ bắp"
   Tương truyền rằng: Ở một đất nước nọ, có một vị Vua anh minh. Ông đã chiêu tâp được quanh mình đội ngũ Văn quan, Võ tướng toàn những người tài giỏi và không ganh ghét, đố kỵ nhau. Dưới đây là một chuyện về ông
   Một làn, sau khí chiến thắng quân ngoại xâm, Vua ban thưởng cho ông Quan văn đã hiến kế bày binh - bố trận cao hơn ông Nguyên soái phải xông pha nơi hòn tên, mũi đạn . Ông Nguyên soái cho rằng ban thưởng như vậy là không công bằng, trong lòng không vui. Nhà Vua biết chuyện, nhưng không nói gì.
   Ngày hôm sau, vua cùng các tướng lĩnh đi săn. Dọc đường mọi người nghe tiếng chó kêu thảm thiết, nhà Vua chỉ định ông Nguyên soái đi xem chuyện gì. Sau 1 loáng Nguyên soái phi ngựa về tâu: “Một đàn chó con kêu ạ”. Nhà vua hỏi: “Chó nhà hay chó rừng?”. Nguyên soái phi ngựa đi cũng chỉ một loáng sau quay về tâu: “Chó rừng ạ!”. Vua hỏi tiếp: “Vì sao bọn chúng kêu?”. Nguyên soái lại phi ngựa đi, một lúc sau mới quay về tâu : “Ổ của bọn chúng bị nước mưa làm ướt sũng ạ”. Vua hỏi tiếp: “Mấy con đực, mấy con cái?” Và hỏi tiếp: “Màu lông của chúng là gì?”... Nguyên soát và ngựa mệt phờ, nhưng sau mỗi lần vua hỏi , thì cả người lẫn ngựa phải lập tức đi ngay… Vua chứ đâu phải chuyện chơi! Vua ban : “chết” còn phải “tạ ơn” trước khi chết nữa là.
   Như có sắp đặt trước, lúc đó ông Quan văn ngồi trên kiện đi tới. Nhìn ông ta ngồi trong kiệu tay phe phẩy quạt lông, với dáng vẻ “an nhàn – thư thái “ mà thấy ghét. Lúc đó bọn chó vẫn đang kêu. Vua phán với quan văn: “Nhà ngươi đi xem chuyện gì xảy ra thế?”. Bốn người khiêng kiệu Quan văn đi đến chỗ có tiếng kêu, thời gian Quan văn trở về dài gấp 4 lần Nguyên soái phi ngựa. Về tới nơi, Quan văn chậm rãi tâu: “Cách đây 1,2 dặm, có 1 đàn chó rừng con gồm 5 con, 3 đực 2 cái, lông màu xám tro, ổ của chúng bị nước mưa làm cho ướt sũng, nhưng có lẽ bố, mẹ chúng đã bị sát hại, nên mới để đàn con vừa rét, vừa đói kêu la thảm thiết như thế ạ”.
   Vua mỉm cười, còn Nguyên soái vội vàng xuống ngựa, quỳ trước mặt nhà Vua và nói: "Bây giờ thì Thần đã hiểu: nếu không có Bộ óc chỉ huy, thì Cơ bắp chẳng làm nên chuyện gì ạ".
   Mọi người đều cười vui vẻ.

   5. Con gấu đã nói gì? (chuyện ngụ ngôn phương tây)
   Hai người bạn, một người tên A, một người tên B. A trung thực, hiền lành, tốt bụng; còn B thì giảo hoạt và cơ hội. Mỗi khi làm việc chung với nhau, B thường viện cớ sức khỏe yếu để đùn việc nặng, việc khó cho bạn. A biết rất rõ nhưng không nói gì, mà vui vẻ gánh vác thay cho bạn.
   Một lần, hai người vào rừng hái nấm, bỗng một con gấu xuất hiện và đi tới chỗ hai người. B nhanh chân leo tót lên cây ngồi, còn A vì vướng gùi nấm của cả hai, nên chưa kịp làm gì thì con gấu đã tiến sát sau lưng. A chợt nghĩ “gấu không ăn xác chết”, A bèn nằm úp mặt xuống đất và nín thở giả chết. Gấu tiến lại gần đi vòng quanh và dùng mũi ngửi khắp người A, một lúc sau gấu lặng lẽ bỏ đi.
 Khi gấu đã đi xa, B từ trên cây tụt xuống và liếng thoắng: “Lúc nãy con gấu nói gì với cậu thế?”.A giận tím mặt, trả lời: “Con gấu nói "Đừng chơi với những thằng bỏ bạn trong lúc nguy nan ".

   6. Vua đi vi hành
   Tương truyền rằng: Ngày xửa, ngày xưa có một ông Vua tốt. Ông biết rằng cần phải trực tiếp quan sát cuộc sống và lắng nghe ý kiến của dân thì mới có thông tin để đưa ra hành động đúng. Để thực hiện ý tưởng này, mỗi tháng một lần Ông cùng Vệ sĩ cải trang làm dân thường la cà khắp “ hang cùng, ngõ hẻm”, hỏi han, nghe ngóng về đời sống dân tình. Sau mỗi lần “vi hành“ Ông lại đưa ra những ‎y ‎ tưởng mới mà tất cả Quan viên trong Triều đều thán phục. Cũng nhờ thế mà đất nước của Ông được “Quốc thái, dân an”, nhà nhà no đủ, hạnh phúc.
    Năm ấy, vào đêm 30 tết, nhà Vua và Vệ sĩ lại cải trang vi hành. Đi dọc phố phường, Nhà Vua thấy: Khắp nơi đang tấp nập chuẩn bị hoa, cây cảnh, mổ lợn, gói bánh để đón tết. Trước cửa nhà nào cũng chăng đèn và có đôi câu đối đỏ. Duy có một nhà cũng đang chuẩn bị xôi, thịt,,, nhưng không chăng đèn và không có câu đối.
Nhà Vua và Vệ sĩ liền ghé vào, được chủ nhà đón tiếp niềm nở, Vua hỏi chủ nhà:  “Vì sao Bác không treo câu đối?”
   Chủ nhà: “Cả nhà tôi làm nghề hót phân (ngày xưa đất rộng, người thưa, nên rất ít “nhà vệ sinh”, nếu muốn thì cứ tự nhiên ngồi ở ven đường lấy nón che mặt lại là xong) nghề này làm sao có thể có câu đối được ạ”.
   Vua hỏi: “Thế nhà bác có đủ sống không? Bác có hài lòng với công việc của mình không?”
   Chủ nhà: “Nhờ có vị Vua tôt nên cả nước no đủ, nhà nhà hạnh phúc. Người ta ăn nhiều, nên ị ra đường cũng nhiều. Chúng tôi chỉ đi một lúc là đầy gánh, đem bán người ta trả tiền ngay chứ không thiếu nợ, bởi vậy chúng tôi không thiếu thốn gì. Nhưng điều làm cả nhà tôi vui là vì: Nhờ chúng tôi mà đường làng, ngõ xóm mới không bị hôi thối.”
   Nghe xong câu trả lời, nhà Vua cảm thấy rất vui vẻ,phấn chấn . Ông bèn bảo chủ nhà đưa giấy đỏ và bút lông ra để Ông tặng cho đôi câu đối.
   Chủ nhà chần chừ, nhưng cuối cùng cũng mang giấy, bút ra.
Vua bèn viết đôi câu đối như sau:
     "Nhất ý nhung y, năng đảm thế gian nan sự"
   Nghĩa là: Mình khoác một mảnh chiến bào, siêng năng đảm đương việc khó của thiên hạ.
     "Đề tam xích kiếm, tận thu thiên hạ nhân tâm”
   Nghĩa là :Tay cầm 3 tấc sắt (bù cao hót phân dọc đường ngày xưa thường có 3 răng), thu phục lòng dạ thế gian
   Tết năm ấy: Văn quan, Võ tướng ai đi qua cũng tấm tắc khen ngợi 2 câu đối và rất tôn trọng chủ nhà.
 
   7. Bố nhớ mang bao tải về cho con! (Chuyện ngụ ngôn phương Tây)
   Một gia đình nọ, có ba người: Ông Nội, Con trai và Cháu trai. Ông nội cả đời vất vả nuôi con, nay ông đã già yếu, lú lẫn và bệnh tật. Gia đình đã túng thiếu, lại càng khó khăn hơn. Một hôm, người bố nói với con trai: “Bố sẽ bỏ ông Nội vào bao tải, mang vào rừng sâu rổi để ở đó, chỉ một lúc sau là bọn thú dữ sẽ đến ăn thịt, ông Nội sẽ đỡ bị bệnh tật hành hạ, còn bố con mình sẽ đỡ túng thiếu”. Cậu con trai nói: “Bố không được làm thế, có ông Nội mới có Bố và có Con. Nay ông Nội già yếu, bệnh tật bố con mình phải chăm sóc giúp đỡ ông chứ? Con sẽ ăn ít đi và chăm sóc Ông nhiều hơn”. Người bố: “Bây giờ nhà ta gạo còn không có mà ăn, lấy tiền đâu mua thuốc cho ông, ban đêm ông lại rên la không ai ngủ được, ngày mai không đi làm được thì sẽ chết đói cả nhà”. Mặc cho người con van xin, năn nỉ, người bố vẫn dùng bao tải trùm lên người ông Nội và chuẩn bị thắt miệng bao tải lại.
   Đột nhiên cậu con trai nói, giọng đanh lại: “Nếu bố vẫn kiên quyết làm thế, thì bố  nhớ mang bao tải về cho con!”.
   Người bố hỏi: “Để làm gì vậy?”
   Người con: “Sẽ có lúc con phải dùng đến!”
   Nghe xong câu nói của cậu con trai, người bố như sực tỉnh, vội vàng mở bao tải ra, nhẹ nhàng dìu ông Nội lên giường và hai bố con cùng ân cần chăm sóc ông.
   Người xưa có câu " Sóng trước đổ đâu, sóng sau sẽ đổ đấy " mà.
 
   8. Dụng nhân như dụng mộc
   "Dụng nhân như dụng mộc" dịch nghĩa là "dùng người như ( thợ mộc) dùng gỗ" chắc hẳn những ai đã từng làm lãnh đạo, làm quản lý, hoặc nhỏ bé hơn là làm chủ gia đình thì ít nhất đã một lần đã nghe và suy nghĩ về câu này. Nhưng mấy ai đã hiểu đúng và đặc biệt đã sử dụng tốt trong quan hệ giữa người và người? Đây chính là bí quyết của sự thành công! Là kiến thức cao siêu nhất của mọi loại kiến thức. Do vậy, website FITES không dám lạm đàm nhiều, mà chỉ xin ghi lại những chuyện giã sử, chuyện đời xưa để cùng suy ngẫm
 
   8.1. Cách đánh giá khả năng và giao việc cho các con của Phạm Lãi và Tây Thi
   Sau khi giúp Vua nước Việt tên là Câu Tiễn tấn công nước Tàu và giết được Vua nước Tàu tên là Phù Sai, Phạm Lãi cưới nàng Tây Thi (trước đó đã bị Câu Tiễn dâng cho Phù Sai), rồi từ quan và cùng Tây Thi  làm nghề buôn bán.
Thời gian đầu, hai người rất vất vả, cực nhọc, nhưng nhờ tài nhìn xa thấy rộng của Phạm Lãi và khả năng vun vén của Tây Thi, nên sau một thời gian Thương gia họ Phạm đã nổi tiếng khắp trong và ngoài nước.
   Phạm Lãi và Tây Thi sinh được 3 người con: Người con cả sinh ra khi cha mẹ còn nghèo khó nên rất chịu thương - chịu khó, chắt chiu vun vén cho gia đình.  Người con thứ hai, sinh vào thời điểm gia đình đã bớt khó khăn, nên có cách làm việc và chi tiêu khoáng đạt hơn người anh Cả. Người con thứ ba sinh vào thời gian Thương gia họ Phạm đã lẫy lừng thiên hạ. Được nuôi dưỡng trong điều kiện đẩy đủ vật chất, lại là con út rất được cưng chiều nên Cậu nổi tiếng là người ăn, chơi, lêu lổng.
   Một lần, Phạm Lãi đi buôn xa. Ở nhà cậu con trai thứ 2 buôn hàng quốc cấm và bị quan binh bắt. Chiếu theo luật pháp thời bấy giờ, tội buôn hàng cấm sẽ bị chém đầu. Tây Thi giao cho con Cả mang rất nhiều vàng bạc, đi Kinh đô để tìm cách cứu em.
   Người con Cả đi được vài ngày, thì Phạm Lãi về. Sau khi nghe Tây Thi kể lại sự tình, Phạm Lãi kêu lên: “Thằng Hai nguy to rồi!”. Tây Thi tròn mắt: “Tại sao ông lại nói vậy? tôi không cho thằng Ba đi, vì sợ nó ham chơi làm lỡ việc, mà cử thằng Cả tính tình cẩn thận, mọi việc nó sẽ lo chu toàn mà!” Phạm Lãi nói: “Thằng Cả sinh ra trong thời gian gia đình ta còn rất nghèo, hoàn cảnh đã tạo cho nó bản tính luôn chăm lo, vun vén gia đình, khi cần tiêu tiền bao giờ nó cũng băn khoăn, tính toán kỹ lưỡng. Đi chuyến này phải chi nhiều, chi mạnh thì mới mong cứu được thằng Hai. Thằng Ba được nuông chiều từ nhỏ, nó chỉ biết tiêu pha, phung phí chứ có làm ra đồng nào đâu. Nếu mình cử thằng Ba đi thì mới có hy vọng cứu được thằng Hai!”
   Đúng như lời Phạm Lãi, một ngày sau cậu Cả chở xác em về nhà. Bố, mẹ hỏi nguyên do, cậu ấm ức nói: “Con đã phải đút lót bạc cho lính canh, mới được trực tiếp gặp Ông quan phụ trách việc tử hình. Con lấy nửa số vàng mang theo từ nhà tới biếu ông ấy. Ông ấy nhận vàng và nói: Tội của cậu Hai, nếu xem xét kỹ bản án thì có thể sẽ không bị giết, mà còn được tha. Sáng hôm sau, em Hai được tha và đã về quán trọ nơi con ở. Con nghĩ: Luật pháp nghiêm minh, Ông quan đã nói em mình không đáng tội chết thì đương nhiên là phải được  tha, nên con đã đến nhà Ông quan để xin lại số vàng con mang biếu Ông ấy hôm qua.  Ông quan có ý giận, nhưng cũng sai người mang vàng ra trả lại cho con. Khi con mang vàng về đến nhà trọ, thì em Hai đã bị lính đến bắt và đưa ra pháp trường chặt đầu rồi.”
   Lạm đàm: Không ai là đồ bỏ đi cả, vấn đề ở chỗ phải đánh giá đúng sở trường và sở đoản của mỗi người và đừng bao giờ giao cho họ làm việc trùng với sở đoản.
   8.2. Chuyện dùng người (dụng nhân) của Khổng Minh – Thời Tam quốc.
   Chuyện 1: Khổng Minh chọn Chúa để thờ
   Người xưa nói: "Chim khôn chọn cành mà đậu, người khôn chọn chủ mà thờ". Hẳn là Khổng Minh đã biết rất rõ ý nghĩa của câu này, nên mặc dù suốt ngày chỉ uống rượu, ngâm thơ, giao du với bạn bè, nhưng Không Minh đã để cho ba anh em Lưu - Quan - Trương  hai lần đến nhà mà không cho gặp. Lần thứ 3, Khổng Minh mới tiếp và ngay trong lần tiếp này đã đưa ra tấm bản đồ chia 3 thiên hạ ( chia ba nước Trung quốc) với lý giải rằng: Vua Thiếu đế đang ở với Tào Tháo, do vậy, Tào Tháo có Thiên thời; Tôn Quyền chiếm giữ đất Giang nam , có núi, sông hiểm trở, do vậy Tôn Quyền có Địa lợi. Còn Lưu Bị muốn lập nghiệp Đế vương, thì Lưu Bị phải tự tạo dựng để có chữ Nhân hòa. Cả ba người:Tào Tháo, Tôn Quyền và Lưu Bị không ai có đủ ba chữ: Thiên thời – Địa lợi – Nhân hòa, do vậy Thiên hạ chỉ có thể chia ba.
   Lạm đàm: Khổng Minh hai lần đầu không tiếp Lưu Bị, có thể suy đoán rằng Khổng Minh cần thời gian để hiểu Lưu Bị là người như thế nào? có đáng mặt làm chúa của mình không? Lưu Bị có hiểu được tài của mình không? và có trọng dụng mình không? Khi hai vấn đề trên đã được giải đáp, thì Khổng Minh đã nghĩ đến việc: Về với Lưu Bị thì mình có thể làm gì và làm như thế nào để đạt được mục đích?
        
   Chuyện 2. "Khích tướng để xoay chuyển tình thế"
   Sau khi binh định xong vùng đất của anh, em Viên Thiệu và chiếm luôn vùng đất rộng lớn của Lưu Biểu, Tào Tháo mang 80 vạn đại quân đi bình định vùng đất Giang Nam nhỏ bé của Tôn Quyền. Tôn Quyền đã nhiều lần họp tướng sỹ để bàn kế sách, nhưng phái Quan văn đứng đầu là Trương Chiêu khuyên đầu hàng, còn phái Quan võ đứng đầu là Chu Du đê nghị chiến đấu, vì vậy quân giặc đã đến sát bờ cõi, nhưng Tôn Quyền vẫn dùng dằng chưa quyết. Tình thế cực kỳ nguy cấp. Khổng Minh bàn với Lưu Bị cho mình được sang Đông Ngô giúp sức cho Tôn Quyền chống lại quân Tào. Bởi lẽ nếu Đông Ngô bị diệt thì Lưu Bị sẽ không còn chốn dung thân và kế sách chia ba thiên hạ sẽ phá sản và Lưu Bị đã đồng ý.
   Được tin Khổng Minh đến giúp sức, Tôn Quyền một lần nữa tổ chức họp Văn quan, Võ tướng để bàn chuyện đánh hay hàng và mời Khổng Minh cùng tham dự. Sau khi nghe Khổng Minh lần lượt dùng lý lẽ sắc sảo và đanh thép đập lại những lời chê bai, khích bác của đám quan văn. Tôn Quyền bèn dổi ý không hỏi văn, võ Đông Ngô về chuyện “Đánh hay hàng Tào Tháo” nữa mà hỏi Khổng Minh: “Theo quân sư thì chúng tôi nên đánh lại Tào Tháo hay đầu hàng?”. (Khi vào cuộc hội đàm, mặc dù phải tập trung trí lực để dẹp đám Quan văn nhát gan, bất tài nhưng ưa bới móc, chê bai người khác, Khổng Minh vẫn quan sát Tôn Quyền và thấy rằng ông này có đôi mắt xéch, tóc đen nhưng bộ râu thì màu đỏ tía và nghĩ rằng: Người này phải dùng kế khích tướng mới được việc) Khổng Minh trả lời: “Chúa công nên xin  hàng Tào tháo!”. Tôn Quyền hỏi: “Tại sao lại hàng mà không đánh?”. Khổng Minh đáp: “Quân Tào hơn 80 vạn, lấy danh nghĩa Vua nhà Hán đi bình định đất Giang Nam, khí thế hừng hực, trên dưới một lòng. Còn ở Giang Nam của Chúa công thì sao: Quân số chưa tới 20 vạn; Một bọn Quan văn nhát gan, vô dụng, quân Tào chưa đánh thì đã khiếp đảm một mực xin hàng, Quan võ chỉ có Chu Du, Lỗ Túc là quyết tâm, những người khác còn do dự; Trong hoàn cảnh như vậy thì chưa đánh đã thua, Chúa công còn chần chừ gì nữa mà không hàng!”
   Vốn xuất thân là con nhà võ, đã từng chinh chiến trận mạc, nghe xong phân tích của Khổng Minh, Tôn Quyền vừa xấu hổ, vừa giận tím mặt lại.
   Thấy Tôn Quyền trúng kế, Khổng Minh bồi thêm: “Tào Tháo tự tin đến mức trước khi dẫn quân đi đánh Giang Nam, đã ra lệnh xây lầu Đồng Tước, Lầu này có 2 tòa giống hệt nhau, nối giữa 2 tòa là một cây cầu, chính giữa cầu là một vọng lâu. Sở dĩ Tháo đặt tên là lầu Đồng Tước, vì Tào Tháo nghe nói ở Giang Nam có hai chị em sinh đôi, cùng tên là Kiều xinh đẹp tuyệt trần, Tháo gọi là hai con chim Tước, khi chiếm được Giang Nam, Tháo sẽ bắt hai nàng về nhốt ở hai lầu. Hàng ngày Tháo có thể cùng lúc gặp cả hai người hoặc gặp từng người đều được.” (Khổng Minh đã nắm rất rõ hai nàng Kiều này, một người là vợ Tôn Quyền, một người là vợ Chu Du, nhưng giả như không biết).
   Nghe xong câu nói của Khổng Minh, Chu Du bật dậy chỉ mặt Khổng Minh mắng: “ Ông sang đây khuyên Chúa Công tôi hàng Tào thì sang làm gì?” Và quay lại mắng bọn quan văn: “Các ông có thểm một đồng minh nữa rồi đấy!”
   Chu Du chưa kịp dừng lời, Tôn Quyền đã đỏ bừng mặt và nói như quát: “Ý của ta là phải đánh thắng quân Tào và Ta quyết không đội trời chung với Tào tháo! Kể từ giờ phút này: Ai dám nói đến chữ “Hàng Tào” thì chém, kể cả Khổng Minh cũng chém. Ngay bây giờ phải bàn kế sách đánh thắng quân Tào!”
    Nghe xong lời Tôn Quyền các Quan văn tái mặt, các Quan võ rạng rỡ mặt mày, còn Khổng Minh thì cố giấu nỗi vui mừng.
   Lạm đàm: Lời nói đúng lúc, đúng chỗ và đúng người sẽ mang lại hiệu quả. Cũng giống như tặng quà, cần phải biết sở thích của người nhận quà tặng, thì dù quà nhỏ, không nhiều tiền vẫn có được hiệu quả cao. Việc “Khích tướng“, Không Minh còn dùng một số lần nữa, kể cả với bên địch và lần nào Ông cũng thành công

   Chuyện thứ 3: Trong trận Xích Bích: Khổng Minh sang Đông Ngô, bày mưu cho Chu Du đánh quân Tào bằng hỏa công; sau đó đã định sẵn kế để Triệu Tử Long và Trương Phi đón mình về với Lưu Bị an toàn.
   Với số quân và tướng có hạn, Khổng Minh phân công các tướng dẫn quân chặn đường đón đánh tàn quân của Tào Thào. Khổng Minh phân công cho Trương Phi, Triệu Tử Long, nhưng Quan công thì không đả động gì. Đương nhiên là Quan Công đòi được giao nhiệm vụ, khi đó Khổng Minh nói: “Việc quan trọng và cũng là khó khăn nhất, đó là sau khi Trương Phi, Triệu Vân đánh quân Tào tơi tả, cần phải có một tướng giỏi, mưu lược mới có thể bắt sống hoặc giết chết Tào Tháo. Người ấy chỉ có thể là Quan Công, nhưng Không Minh sợ rằng Quan Công nghĩ tới ân tình năm xưa mà tha cho Tào Tháo, do vậy Không Minh còn do dự”. Chỉ sau khi Quan Công làm tờ quân lệnh (nếu không bắt hoặc giết được Tào Thào thì đền mạng), Khổng Minh mới cho đi.
   Sau khi Quan Công dẫn quân đi rồi, Lưu Bị nói với Khổng Minh: “Quan Công là người quân tử, nghĩa khí; khi bị bắt, Tào Tháo đã dùng đủ mọi cách: từ dọa dẫm, hậu đãi đến mua chuộc, nhưng Quan Công vẫn về với Lưu Bị. Trên đường về Quan Công còn chém chết bảy tướng giữ Ải của Tào Tháo. Quan Công nợ Tào Tháo nhiều như thế, lần này gặp mặt Tào Tháo, Quan Công sẽ tha chứ không bắt hoặc giết; vì sao Khổng Minh lại cử Quan Công đi bắt Tào Tháo?”.
   Khổng Minh đáp: “Tôi cũng đánh giá Quan Công như Lưu Sử quân, nhưng tôi xem thiên văn thấy rằng số Tào Tháo chưa chết, nên cử Quan Công đi để sau khi tha Tào Tháo thì Quan Công không còn nợ nần gì với Tào Tháo nữa.”. Nhưng còn ý sau Khổng Minh không nói (Sau khi tha Tào Tháo thì Quan Công nợ Khổng Minh một mạng).
   Sự việc sau đó diễn ra đúng như vậy
   Lạm đàm: Khi mới về với Lưu Bị, nhiều người chưa tin Khổng Minh có tài điều binh, khiển tướng. Nếu không có lòng tin, thì không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được. Cá biệt có người ( như Trương Phi ) đã có lúc bất tuân mệnh lệnh. Khổng Minh đã tùy theo hoàn cảnh mà thu phục từng người. Kế “thu phục” Quan Công như trên  có lẽ chỉ Khổng Minh mới nghĩ ra mà thôi.
   Chuyện thứ 4. Chỉ cần mắng cũng giết chết được Đại tướng thống lĩnh và phá được thế trận quân Tào
   Vương Lãng có Ông Nội và Bố làm quan đến chức Thượng thư cho các đời vua Nhà Hán (theo cách nói đời xưa thì  đây là dòng họ đời đời ăn lộc Nhà Hán). Khi Tào Tháo tiếm quyền và ức hiếp vua tôi Nhà Hán thì các quan lại của triều đình Nhà Hán: Một số chống lại rồi bị Tào Tháo giết chết; Một sỗ khác từ quan; Số còn lại (trong đó có Vương Lãng) chuyển sang xu nịnh Tào Tháo để kiếm lợi. Khi con trai trưởng của Tào Tháo là Tào Phi cướp ngôi Nhà Hán thì Vương Lãng tiếp tục xu nịnh, bợ đỡ Nhà Tào và leo lên đến chức Quan Tư Đồ (Tương đương Bộ trưởng ngày nay). Khi nghe tin Không Minh mang quân đến đánh, Mặc dù không biết võ công cũng không đọc binh thư, yếu lược nhưng Vương Lãng cũng xin với vua Nhà Tào (khi ấy là con của Tào Chiêu) cho thống lĩnh binh mã ra nghênh chiến và được chấp thuận.
   Vương Lãng mang theo 30 vạn quân (nhiều hơn của Khổng Minh 5 vạn) đến cắm trại đối diện với Đại bản doanh của Khổng Minh và cho người mang thư mời Khổng Minh: “Ngày mai dàn trận và nói chuyện”. Khổng Minh phê: “Đồng ý”
   Sáng hôm sau, khi hai bên dàn trận xong, Vương Lãng cưỡi ngựa có 2 tướng Tả - Hữu hộ tống. Phía bên kia Khổng Minh ngồi trên xe có lọng che nắng và hai tướng cưỡi ngựa đứng kèm hai bên .
   Sau màn chào hỏi xã giao, Vương Lãng nói (đại ý) Lưu Bị xuất thân là tiện dân: làm nghề dệt chiếu, may dép, suốt đời long đong lận đận, không thể làm nên nghiệp Đế vương. Khổng Minh được người đời đồn đại là có tài kinh bang - tế thế. Nhưng Khổng Minh không theo Nhà Tào mà theo hầu Lưu Bị. Như thế đủ biết Khổng Minh không hiểu thời thế và lời đồn của Thiên Hạ cũng chỉ là hư truyền mà thôi.
   Khổng Minh lớn tiếng nói (đại ý) Cái Thằng vô liêm sỉ kia! ngồi yên nghe ta dạy bảo: Dòng họ Nhà Ngươi ba đời ăn lộc nhà Hán. Khi Tào Thào ức hiếp Vua ai cũng chống lại, riêng Nhà Ngươi thì gió chiều nào che chiều ấy, khom lưng - quỳ gối trước Tào Thào để kiếm bát cơm thừa - canh cặn. Khi con Tào Tháo cướp ngôi Nhà Hán nhiều người dù chết cả nhà cũng kiên quyết chống lại. Riêng Nhà Ngươi thì chẳng những xun xoe - bợ đỡ mà còn góp sức làm hại người Trung Lương. Bốn chữ Trung - Hiếu - Nhân - Nghĩa, Nhà Ngươi đều không có. Lưu Bị là chú Nhà Vua, là Tôn thân Nhà Hán, thấy giặc Tào ức hiếp rồi cướp ngôi Vua, Lưu Bị đứng lên chống lại, người hiền tài khắp nơi trong thiên hạ đều kéo đên giúp sức, nhằm nhanh chóng dẹp tan giặc Tào và băm vằm những kẻ phản chủ như Ngươi. Hỡi cái thằng: Bất Trung, Bất Hiếu, Bất Nhân, Bất Nghĩa kia! Nếu Nhà Ngươi còn chút liêm sỉ thì tự kết liễu đời mình đi, đừng để ta phải bẩn lưỡi gươm vì phải giết một con sâu, con bọ như Nhà Ngươi.
   Nghe Khổng Minh mắng xong, Vương Lãng hú lên một tiếng rồi ngã xuống đất, chết ngay tức khắc.
   Lạm đàm: Vương Lãng bất tài - vô liêm sỉ, leo lên vị trí cao nhờ xu nịnh - bợ đỡ và hãm hại người khác. Hắn tưởng đi đánh trận bằng mồm cũng có thể thắng. Khổng Minh quá hiểu lai lịch xấu xa của Vương Lãng nên dã chửi mắng hắn thậm tệ cho hả cơn giận, và cũng mang lại kết quả là giết được Vương Lãng mà không cần đến gươm đao.

   Chuyện 5. Tìm người “nối nghiệp”
   Chỉ vì một lời hứa: “Tôi sẽ phục vụ nhà Hán (tức là cha con Lưu Bị) và tiêu diệt Tào Tháo đến hơi thở cuối cùng” mà suốt quãng đời còn lại của mình, Khổng Minh không lúc nào dám quên nhiệm vụ mang quân đi đánh quân Tào (mặc dù biết rằng thiên hạ thời kỳ đó chỉ có thể chia ba). Để hòa hoãn với Đông Ngô, Khổng Minh đã trao trả Kinh Châu cho Tôn Quyền, còn mình thì hướng dẫn quân, dân làm ruộng, tích lũy lương thảo, rèn binh khí, luyện tập binh sỹ, để khi có điều kiện thuận lợi thì lại mang quân đi đánh nước Ngụy (do cha con Tào Tháo làm chủ). Đồng thời, Khổng Minh luôn quan tâm tìm kiếm người tài kế nghiệp mình, ngõ hầu có thể tiếp tục trợ giúp con, cháu Lưu bị , ngay cả sau khi mình đã qua đời. Trong bảy lần đại chiến với Khổng Minh, chỉ 2 lần quân Tào thắng được Khổng Minh. Một lần là do Khổng Minh dùng Mã Tốc vào việc lớn nên đã thua trận (xem chuyện 6) và lần thứ hai: Trong quân Tào có người hiểu được mẹo dùng quân của Khổng Minh, nên đã dùng biện pháp khắc chế và thắng trận được một trận nhỏ. Sau khi tìm hiểu, Khổng Minh biết rắng tướng tiên phong của Tư Mã Ý tên là Khương Duy (một người tuổi còn trẻ nhưng văn, võ song toàn) đã đoán được mẹo dùng binh của mình và đã thắng. Mặc dù thua trận, nhưng Khổng Minh lại mừng rỡ nói: “Ta tìm được người kế nghiệp rồi!” Ông bèn một mặt bày kế và dàn trận để bắt sống Khương Duy, một mặt cho người về quê bí mật đón mẹ và gia quyến của Khương Duy về doanh trại của mình. Quả nhiên trong trận ấy, Khương Duy mắc mưu và đã bị quân của Khổng Minh bắt sống. Khi quân sỹ dẫn Khương Duy tới, Khổng Minh đã tự tay cởi trói cho Khương Duy và dùng lời lẽ phải trái, thiệt hơn để khuyên Khương Duy ra hàng quân Thục (Tên nước do cha, con Lưu Bị làm vua). Khương Duy là người thông minh nên cũng hiểu rõ Khổng Minh muốn trọng dụng mình, nhưng còn do dự chưa quyết định.
   Hiểu ý, Không Minh liền cho người đưa mẹ và vợ con của Khương Duy ra chào. Khi đó Khương Duy mới quỳ xuống xin hàng và nhận Khổng Minh là thầy.
   Từ đó, Khương Duy là người duy nhất được Khổng Minh bàn bạc về cách bày binh, bố trận để đánh quân Tào.
   Lạm đàm: Người xưa nói: “Tương lai thuộc về những ai biết hôm nay phải làm gi“. Do tìm được Khương Duy từ sớm và luôn chú tâm kèm cặp, dạy dỗ trong trận mạc , nên sau khi Khổng Minh mất, nước Thục vẫn tiếp tục tồn tại một thời gian dài và cách dùng binh của Không Minh vẫn tiếp tục được Khương Duy thực hiện.
 
   Chuyện thứ 6. Thoát chết trong gang tấc
   Trong một lần mang quân đi đánh nước Ngụy ( khi đó do con của Tào Tháo làm vua). Tướng thống lĩnh quân Tào là Tư Mã Ý đem quân ra đối địch. Nhai Đình là vị trí hết sức quan trọng của cả đôi bên, bên nào chiếm được Nhai Đình thì bên đó sẽ thắng. Do không nghe lời Lưu Bị (lúc lâm chung) Khổng Minh đã giao phần lớn quân sỹ cho Mã Tốc và cử Mã Tốc đi chiếm giữ Nhai Đình. Kết quả đúng như lời Lưu Bị nói: "Mã Tốc chỉ có lý thuyết suông" Mã Tốc đã thua trận và quân Tào ập đến Đại bản doanh của Khổng Minh. Khi đó Đại bản doanh chỉ còn một tướng tâm phúc là Khương Duy và hơn một trăm lính già yếu. Đóng cửa cố thủ hay bỏ chạy đều sẽ thất bại nhanh chóng, Khổng Minh đã ra lệnh mở toang cửa thành, mọi người ai làm việc nấy ( quét dọn, rửa bát đĩa,giặt dũ quần áo ...), không người nào được tỏ vẻ sợ hãi, còn Khổng Minh thì mang đàn lên lầu cao ngồi gảy, hai bên có hai lính hầu quạt mát.
   Tư Mã Ý cùng hai chục vạn quân đến gần, nhìn một lúc rồi Tư Mã Ý ra lệnh chạy mau. Tướng lĩnh can ngăn, Tư Mã Ý vẫn ra lệnh rút chạy cho nhanh. Dọc đường quân Tào bị vài ngàn quân do Khổng Minh bố trí mai phục sẵn gõ mõ, khua chiêng để dọa. Tư Mã ý vừa  chạy thục mạng vừa quay lại mắng Tướng sỹ: “Nếu không chạy cho nhanh có phải đã chết rồi không?”
   Sau vụ hút chết, mọi người hỏi Khổng Minh vì sao mở toang của thành và ngồi gảy đàn mà đuổi được cả chục vạn quân Tào. Khổng Minh nói: “Tư Mã ý có tính đa nghi , hắn luôn nghĩ rằng ta là người dùng binh cẩn trọng và hay dùng quỷ kế. Nếu ở thời điểm đó, ta đóng cửa thành cố thủ hoặc bỏ chạy với vài trăm lính già thì làm sao thoát được. Chỉ có cách lợi dụng yếu điểm trên của Tư Mã Ý: Ta mở toang cửa thành, ngồi gảy đàn. Tư Mã Ý cho rằng ta đang có quỷ kế gì đây, nên hắn mới hốt hoảng hô quân chạy cho nhanh, dọc đường hắn còn bị quân ta gõ mõ, khua  chiêng để  dọa, nên hắn lại càng tin rằng ta đang dùng quỷ kế và quyết định bỏ chạy của hắn  là đúng” và Không Minh nói thêm: “Chỉ dùng kế này vào lúc bất đắc dĩ và chỉ dùng một lần thôi.”
    Lạm đàm: Không Minh đã làm một việc như người xưa nói: “Trước cái chết, nếu không sợ chết, thì có thể tìm thấy con đường sống”.

   Chuyện 7. Chết rồi những vẫn làm cho Tư Mã Ý và quân Tào khiếp vía.
   Trước khi chết, Khổng Minh đã dặn Khương Duy: vẫn cho các Trại đắp thêm bếp, không phát tang, cho đại quân rút trước để tránh tổn thất, còn xác của Khổng Minh phải đặt ngay ngắn như người sống đang ngồi trên xe đẩy, để khi đại quân Tào đuổi đến thì cho người đẩy xe ra. Vốn tính đa nghi và luôn nghĩ rằng Khổng Minh là người cẩn thận và nhiều quỷ kế, cho nên nhìn từ xa thấy bóng Khổng Minh ngồi trên xe đẩy là Tư Mã ý đã thúc quân chạy thục mạng.
   Lạm đàm: Không Minh quá hiểu Tư Mã Ý, còn Tư Mã Ý? đã tự nhận: Không thể hiểu nổi Khổng Minh

   Chuyện 8. Khổng Minh chuẩn bị sẵn kể chém đầu Ngụy Diên sau khi mình qua đời.
    Khi thu phục Ngụy Diên, Khổng Minh thấy sau gáy hắn có cái bướu (theo tướng số thì đó là kẻ phản chủ) nhưng do Nguy Diên giỏi võ, có sức khỏe nên Khổng Minh giữ lại để dùng. Nhưng để phòng hậu họa, Khổng Minh đã bố trí sẵn tướng tâm phúc là Mã Đại làm phó tướng cho Ngụy Diên. Khổng Minh còn biết khi Ngụy Diên vươn cổ hô to sẽ lộ hầu ra, khi đó mới chém đứt cổ hắn được.Trước khi chết, Không Minh trao cho Khương Duy một túi gấm và dặn: Khi Ngụy Diên làm phản, thì mở túi gấm ra và theo chỉ dẫn mà làm. Quả nhiên, sau khi Khổng Minh chết, Nguy Diên đã đòi Khương Duy phải giao hết binh quyền, Khương Duy mở túi gấm, thì thấy ghi một dòng chữ: “Hãy thách Ngụy Diên hô: Ai dám giết ta đây?”. Khổng Minh chết rồi Nguy Diên còn biết sợ ai? Hắn bèn vươn cổ hô thật to: “Ai dám giết ta ...” hắn chưa hô đến chữ “đây” thì Mã Đại phó tướng cưỡi ngựa ở bên cạnh trả lời: “Ta dám” và vung gươm chém rơi đầu Ngụy Diên.
   Lạm đàm: Khổng Minh “ Biết người, biết mình nên đã trăm trận, trăm thắng”.

   8.3. Chuyện dùng người của Lưu Bị
   Chuyện 1. Biết Khổng Minh có tài kinh bang, tế thế, do vậy ba lần Lưu Bị cùng hai em kết nghĩa là Quan Công và Trương Phi đến tận nhà Khổng Minh để mời bằng được Khổng Minh ra giúp mình.
    Hai lần đầu đến mà không gặp được, vì Khổng Minh đi vắng thì không sao. Nhưng lần thứ ba thì tiểu đồng nói Khổng Minh có ở nhà nhưng đang ngủ. Ba anh em chờ mãi mà Khổng Minh vẫn chưa dậy. Đến nỗi Trương Phi đòi vào nhà bắt trói Khổng Minh mang về trại, nhưng Lưu Bị ngăn lại. Sau đó Trương Phi còn đòi đốt  nhà để ép Khổng Minh đi theo, nhưng Lưu Bị vẫn kiên quyết không cho. Vì Lưu Bị biết rằng: Võ đã có Quan Công, Trương Phi, Triệu Vân và còn có thể kiếm thêm. Nhưng người có thể giúp mình điều khiển các Võ tướng này để cùng làm nên nghiệp lớn thì Trung Quốc lúc đó chỉ có hai người; Một người tự là Phụng Long (tức Khổng Minh) còn người thứ hai tự là Phụng Sồ (tức Bàng Thống). Do vậy, dù tốn bao công sức cũng phải mời để Không Minh  tự nguyện giúp. Sau này Lưu Bị còn nghe lời Khổng Minh mời luôn Bàng Thống ra giúp mình. Sau khi Bàng Thống tử trận, thì Khổng Minh gần như không có đối thủ.

   Chuyện 2. Lấy chữ “Nhân hòa” để dựng nghiệp đế vương.
   Sau khi mời được Khổng Minh về giúp, Lưu Bị vẫn chưa có đất riêng mà phải ở nhờ vùng đất Kinh Châu rộng lớn và trù phú của người anh họ tên là Lưu Biểu. Người con trai cả của Lưu Biểu là Lưu Kỳ rất ốm yếu, lại bị Mẹ Kế thường xuyên tìm cách hãm hại, nên đã phải xin cha cho đưa quân đi đồn trú ở biên ải. Khi Lưu Bị, Khổng Minh, Quan Công, Trương Phi và Triệu Tử Long đến Kinh châu, Lưu Biểu rất mừng, vì cho rằng những người này sẽ giúp mình chặn được Tào Tháo và Viên Thiệu đang ngày đêm rình rập. Tuy thế, các mưu sĩ của Lưu Biểu thì can rằng: "Lưu Bị như hổ dữ, không nên cho ở nhờ”. Nhưng Lưu Biểu không nghe mà vẫn đối xử với Lưu Bị rất nồng hậu, thân thiết. Các mưu sĩ của Lưu Bị và Khổng Minh đã khuyên Lưu Bị nên nhân cơ hội này lật đổ Lưu Biểu chiếm lấy Kinh Châu. Mặc dù việc này dễ như trở bàn tay, nhưng Lưu Bị nhất định không nghe mà lý giải rằng: “Làm như vậy là bất nhân, bất nghĩa”. Đồng thời để tránh những lời dị nghị, dèm pha, Lưu Bị đã xin với Lưu Biểu cho dẫn quân ra đóng ở Phàn Thành (là một đồn nhỏ nhưng hiểm yếu) để đối địch với quân Tào. Nhờ hành động này mà các mưu sĩ của Lưu Biểu đã yên tâm hơn.
   Lạm đàm: Sau khi nhận lời ra giúp Lưu Bị, Khổng Minh đã nêu ra lý thuyết thiên hạ chia ba: Một phần cho Tào Tháo vì Tào Tháo đang khống chế vua nhà Hán, nên Tào Tháo có chữ “Thiên Thời”. Phần thứ hai thuộc về Tôn Quyền, là người đang chiếm giữ vùng đất Giang Nam, có sông lớn ngăn cách và núi non hiểm trở; vừa dễ khi phòng thủ, vừa thuận lợi trong tấn công, do vậy Tôn Quyền có chữ “Địa Lợi”. Còn Lưu Bị sẽ có đất Hán trung để lập nghiệp đế vương, nếu Lưu Bị có chữ “Nhân Hòa”. Quan điểm không lật đổ Lưu Biểu để chiếm đất của Lưu Bị đã chứng minh cách nhìn người của Khổng Minh là tinh tường. Khổng Minh không lấy thế làm buồn mà còn có thêm quyết tâm trong việc giúp Lưu Bị dựng nghiệp Đế Vương.

   Chuyện 3. Vứt đứa con trai duy nhất xuống đất, để được lòng Tướng - Sỹ.
   Sau khi tiêu diệt anh em Viên Thiệu, Viên Thuật, Tào Tháo đánh chiếm Kinh châu của Lưu Biểu. Trước sức mạnh như vũ bão của quân Tào, Khổng Minh bố trí Triệu Tử Long bảo vệ gia quyến của Lưu Bị, còn mình cùng Lưu Bị, Quan Công bảo vệ dân cư trong thành rút chạy về phía Nam.
   Trên đường rút lui, người vợ cả của Lưu Bị và là mẹ của A Đẩu (con trai duy nhất của Lưu Bị) bị thương, bà đã nhảy xuống giếng tự tử (nhằm tạo điều kiện cho Triêu Vân rảnh tay bảo vệ mọi người). Sau khi đạp đổ thành giếng để dấu xác, Triệu Vân một mình xông pha trong 80 vạn quân Tào và cuối cùng đã đưa được gia quyến Lưu Bị về giao cho Trương Phi đang chờ ở cầu Trường Bản. Nhưng khi kiểm tra thì phát hiện đã để lạc A Đẩu. Triệu Tử Long liền xông ngược trở lại trong đám quân Tào để tìm. Cuối cùng thì tìm thấy A Đẩu tại nơi người vợ Lưu Bị đã tự vẫn. Triệu Tử Long lấy vải buộc chặt A Đẩu vào lưng, rồi dùng Đao mở đường tiến về cầu Trường Bản gặp Ttrương Phi. Trương Phi nói: “Ngươi đưa A Đẩu về chỗ Lưu Sứ Quân đi, ta đứng đây chặn địch”. Khi tới nơi, Triệu Tử Long giao A Đẩu cho Lưu Bị. Lưu Bị mừng rỡ bế đứa con trên tay một lát, rồi đột nhiên quẳng xuống đất và mắng: “Vì mày mà suýt nữa ta mất một vị đại tướng!”.
   Lạm đàm: Hành động trên của Lưu Bị, không chỉ Triệu Tử Long mà tất cả binh sỹ và dân chúng đều cảm kích, vì thế họ càng quyết tâm theo Lưu Bị hơn. Hành động này không thể là giả tạo, mà chỉ có thể xuất phát từ  đáy lòng và nhân bản của con người Lưu Bị.

   Chuyện 4. Người này chỉ có lý thuyết suông, không nên dùng vào việc lớn.
   Sau khi đại bại trước quân Ngô (tức Tôn quyền), Lưu Bị ốm nặng nằm dưỡng bệnh ở thành Bạch Đế, Khổng Minh tới vấn an và nghe Lưu Bị dặn dò việc bình định giang sơn, khôi phục cơ đồ nhà Hán. Bỗng tùy tướng Mã Tốc là em trai của Mã Lương đến thăm. Sau khi Mã Tốc đi khỏi. Lưu Bị hỏi Khổng Minh: “Ngươi đánh giá người này thế nào?”. Khổng Minh đáp: “Người này có tài thao lược”. Lưu Bị nói: “Không phải thế đâu, Hắn chỉ có lý thuyết suông, sau này không nên dùng vào việc lớn”.
   Vì không nghe lời Lưu Bị nên một lần dẫn quân đi đánh Tào Tháo, Khổng Minh đã giao hầu hết binh sĩ cho Mã Tốc cùng với Trương Ngực (phó tướng) trấn giữ Nhai Đình là một vị trí cực kỳ hiểm yếu. Mã Tốc không nghe lời can ngăn của Trương Ngực, đã đem toàn bộ binh mã đóng trên đồi cao, nhưng trên đồi không có nước uống. Do vậy chỉ mấy ngày, sau khi bị quân của Tào Tháo do Tư Mã Sư – con trai cả của Tư Mã Ý bao vây, quân của Mã Tốc không đánh cũng tự tan và Mã Tốc bị đại bại.
   Sau khi cùng tân quân về tới Hán Trung, Khổng Minh bên ra lệnh chém đầu Mã Tốc, sau đó Ông đã khóc. Tướng, sỹ hỏi: “ vì sao?”. Khổng Minh nói: “Do ta không nghe lời Tiên Đế (tức Lưu Bị), đã dùng Mã Tốc vào việc lớn, nên Mã Tốc bị mất đầu, còn quân ta thì thảm bại!”.
   Lạm đàm: Không chỉ Khổng Minh mà Lưu Bị cũng tinh tường trong việc nhìn người và dùng người.
   Giỏi nhìn người, dùng người như Khổng Minh cũng có khi nhầm lẫn, bởi vậy trong mọi trường hợp không thể chủ quan.

   Chuyện 5. Nhà ngươi lên làm chủ Trung Nguyên đi!
   Trên giường bệnh, sau khi đã dặn Khổng Minh đủ mọi điều, Lưu Bị nói với Khổng Minh về A Đẩu: “ Con ta đốt nát, chỉ ham chơi chứ không lo học hành, tu dưỡng. Nếu cứ thế này nó sẽ không thể trị vì đất nước, do vậy nhà ngươi phải coi nó như con (mặc dù nó là vua). Để làm được việc này, ta phong ngươi làm Á Phụ - người cha thứ hai. Để nó phải vâng lời!". Khổng Minh luôn mồm vâng, dạ, và nói: " Xin ghi nhớ!".
    Tuy thế Lưu Bị vẫn chưa yên tâm, cuối cùng Ông nói: “Hay là nhà ngươi lên làm chủ (làm vua) Trung Nguyên (tức Hán Trung) đi!”
   Nghe xong câu này, Khổng Minh vã mồ hôi như tắm, quỳ mọp dưới đất, luôn mồm thề thốt sẽ phụng sự nhà Hán, phò tá A Đẩu đến hơi thở cuối cùng.
   Lạm đàm: Câu nói của Lưu Bị, dẫn tới Khổng Minh phải thề. Cũng chính vì lời thế đó, mà suốt đời Khổng Minh phải thường xuyên canh chừng, ngăn chặn những thói hư, tật xấu của ông "cẩu" vua A Đẩu, và không khi nào dám quên việc mang quân đi đánh Tào tháo để khôi phục giang sơn cho nhà Hán.
   "Dụng Nhân như dụng mộc" giữa Khổng Minh và Lưu Bị: Ai hơn ai?
 
   8.4. Chùm chuyện về Trạng Quỳnh.
   Trạng Quỳnh là một nhân vật có thật, quê ở Thanh Hóa. Ông nổi tiếng thông minh, có tài ứng phó và cũng là người hay châm chọc những thói hư, tật xấu của các quan lại thời Vua Lê - Chúa Trịnh. Các câu chuyện về Ông được lưu truyền trong dân gian đến tận ngày nay. Dưới đây là một vài chuyện.

   Chuyện 1. Trạng Quỳnh si mê Đoàn Thị Điểm.
   Hồi nhỏ, gia đình gửi Quỳnh đến học ở nhà Thầy đồ có con gái là Đoàn Thị Điểm. Quỳnh học giỏi, nhưng ham chơi, nghịch ngợm và rất mê Đoàn Thị Điểm nên mỗi khi có dịp là tán tỉnh. Thị Điểm thông minh, học giỏi, hiền dịu và đoan trang nên rất ghét tính chơi bời, lêu lổng của Quỳnh. Do ở cùng một nhà, không thể tránh mặt mọi nơi, mọi lúc. Thế là những lần va chạm, đối đáp văn thơ đã xảy ra.

   a. Quỳnh bị chó của nhà thầy đồ đuổi cắn.
   Mới đến nhà thầy hôm trước, hôm sau Quỳnh đã lẻn ra ngoài thăm thú các nơi trong làng, tới khi đói bụng mới về nhà. Nhà thầy rất rộng Quỳnh mở cổng đi qua vườn, qua sân, khi vừa tới cửa nhà thì một con chó to lớn nhe răng xông ra. Hốt hoảng, Quỳnh co dò chạy, con chó vừa sủa, vừa phóng theo. Quỳnh vội vàng trèo tót lên cây hồng ngoài vườn. Con chó lồng lộn quanh gốc cây, sủa vang. Thị Điểm tay cầm củ khoai chạy ra, nhìn lên cây thấy Quỳnh đang ngồi trên một cành hồng, do mặc quần đùi nên “cái ấy” lòi ra “đỏ hỏn”. Thị Điểm vừa giận việc Quỳnh trốn học đi chơi, vừa ngượng bèn nói: "Tôi ra một vế đối, nếu Quỳnh đối được thì tôi đuổi chó cho!". Quỳnh nhận lời. Thị Điểm ra về đối:
- Thằng Quỳnh ngồi trên cây cậy (cậy cũng là cây hồng) dái đỏ hồng hồng.
   Chỉ một loáng, Quỳnh đã đối lại:
- Thị Điểm ăn khoai  ngứa . . . day dáy (dáy cũng là khoai).
   Nghe xong vế đối, Thị Điểm càng ngượng hơn, nhưng đành phải xích chó lại, để Quỳnh tụt từ trên cây xuống.

   b. Quỳnh ghẹo Thị Điểm.
   Theo thói quen, cứ chiều muộn là Thị Điểm mang rổ đựng đồ thêu ra đầu hè ngồi thêu. Một lần, Quỳnh dấu cuộn chỉ thêu đi, rôi lẻn vào phòng ngủ của Thị Điểm, trèo lên giừơng nằm chờ.
   Thị Điểm tìm không thấy cuộn chỉ thêu, liền vào buồng ngủ để tìm. Trong phòng không có ánh đèn, Thị Điểm sờ soạng trên giường để tìm cuộn chỉ, vô tình chạm vào “cái ấy” của Quỳnh đang dựng thẳng đứng. Thị Điểm đọc một về đối để chữa thẹn:
 -Trướng nội vô phong, phàm tự lập.
(Nghĩa là: Trong phòng không có gió, nhưng cột buồm lại dựng!)
    Quỳnh nhanh trí đối lại :
- Hưng trung bất vũ, thủy trường lưu
(Nghĩa là: Trong bụng không có mưa, nhưng nước chảy xiết!)
   Nhờ vế đối này, mà Thị Điểm bỏ qua cho Quỳnh tội lẻn vào phòng phụ nữ.

   c. Chịu thua.
   Một lần Thị Điểm xuống ao tắm, quần áo để trên bờ. Bỗng Quỳnh xuất hiện! Thị Điểm hốt hoảng ngâm mình dưới nước, rồi bảo Quỳnh đi chỗ khác. Quỳnh không chịu đi mà đòi nhìn Thị Điểm ở thể khỏa thân. Bí quá, Thị Điểm bèn giao hẹn: " Bây giờ, Điểm sẽ ra một về đối, Quỳnh phải đối lại ngay, nếu Quỳnh đối được thì Điểm sẽ cho xem. Nếu Quỳnh không đối được, thì phải đi chỗ khác và từ nay về sau không được chọc ghẹo nữa". Quỳnh nhận lời. Thị Điểm bèn ra về đối:
-  Da trắng vỗ bì bạch. (bạch cũng là trắng).
   Quỳnh nghĩ mãi không sao đối được, đành nuốt nước bọt rồi bỏ đi, và thề rằng sẽ lừa cho Thị Điểm lấy phải một người không biết tí chữ nào.
   Tương truyền rằng, với sự mách nước của Quỳnh, cuối cùng Thị Điểm đã lấy phải một anh nông dân tốt bụng nhưng không biết chữ. Thị Điểm đã đóng cửa ba năm để dạy chồng và sau này người chồng cũng  giỏi chữ nghĩa, văn chương.
   Lạm đàm: Bây giờ đã có người đối được vế đối của Đoàn Thị Điểm, nhưng bà đã là người thiên cổ từ lâu rồi!

   Chuyện 2. Trạng Quỳnh giúp Chúa Trịnh tiếp đón sứ thần nước lớn.
   Việt Nam là một nước nhỏ. Nước lớn ở bên cạnh luôn nuôi dã tâm thôn tính và đô hộ nước ta. Để tồn tại, từ vua đến dân nước ta phải luôn đề cao cảnh giác, đoàn kết một lòng, đem hết tài năng và trí lực để bảo vệ độc lập. Một lần, Vua nước lớn cử Sứ giả sang nước ta thăm dò, nếu thấy chúng ta không đoàn kết, trong triều không có người tài, thì chúng sẽ mang quân sang xâm lược. Biết rõ dã tâm đó, triều thần Vua Lê - Chúa Trịnh (trong đó có Trạng Quỳnh) đã dốc hết sức phó.

   a. Đòn phủ đầu từ biên giới.
Chúa Trịnh cử Trạng Quỳnh ra biên giới đón Sứ giả. Để sang Việt Nam, Sứ giả phải đi đò qua sông. Trạng Quỳnh đóng vai người chèo đò chở Sứ giả qua sông. Ngồi trên thuyền Sứ nước lớn đã (mất lịch sự) phát ra một tiếng “ủm”, rồi nói:
- Lôi động Nam Bang (Nghĩa là: Tiếng sấm vang động nước Nam)
   Trạng Quỳnh ngừng chèo, vạch quần ra, vừa tè vùa nói:
- Vũ qua Bắc Hải (Nghĩa là: Mưa qua biển Bắc)
   Sứ nước lớn giật mình nghĩ: “Lái đò mà cũng hay chữ thế này sao!”.
   bTrị thói hống hách.
    Ngày thứ nhất: Khi đến kinh đô nước ta, sứ nước lớn nhất định không đi qua cổng vòm ở cửa ô, mà đòi chúng ta phải phá cửa ô để hắn đi qua, hoặc là phải làm một cầu phía trên cửa ô để hắn qua cầu vào thành.
   Đương nhiên là đòi hỏi ngang ngược ấy, chúng ta không thể chấp nhận. Vua Lê - Chúa Trịnh giao việc khó này cho Trạng Quỳnh.
   Đợi đến chiều muộn, khi Sứ giả đã rất sốt ruột, Trạng Quỳnh giả làm dân thường lân la đến gần nơi Sứ giả đang ngồi, vừa trò chuyện, vừa quạt mát cho Hắn. Khi Hắn đã thấy thoải mái hơn, Trạng Quỳnh bèn rủ hắn đi dạo, vừa đi vừa giải thích lai lịch và những sự kiện đáng nhớ của từng vị trí. Khi đã dẫn Hắn đến gần cửa thành, thì đột nhiên Quỳnh trừng mắt nhìn Sứ giả, dùng cán quạt vừa đập liên hồi vào đầu Hắn, vừa chửi: “Cha tiên sư bố mày nhá!”. Sứ giả mới khùng xông vào định túm lấy Quỳnh để đánh, Quỳnh bỏ chạy, Sứ giả đuổi theo. Quỳnh vừa chửi, vừa chạy qua cổng thành, Sứ giả tiếp tục đuổi theo... Khi Hắn đã vào trong thành, các quan Đại thần liền bước ra chào và mời Hắn vào nhà nghỉ. Khi đã định thần lại, Sứ giả biết mình đã bị lừa, nhưng dành phải bấm bụng làm vui để đi theo các quan về nhà nghỉ (không lẽ lại chui qua cổng, đi ngược trở ra?!).

   c. Vua Lê đánh cờ với sứ giả.
   Ngày thứ hai: Khi lễ nghi tiếp đón đã xong, Sứ giả bèn đề nghị vua Lê đánh cờ với mình. Mọi người đều biết Sứ giả rất cao cờ, còn vua Lê thì cờ rất thấp. Cả triều đình lo sốt vó. Trạng Quỳnh bèn hiến kế: "Bố trí bàn cờ ngoài sân. Có hai lính hầu cầm lọng che nắng cho Vua và Sứ giả. Người cầm lọng che cho Vua là Trạng cờ. Trên lọng có chọc một lỗ nhỏ để ánh nắng chiếu vào bàn cờ. Trạng cờ sẽ dịch chuyển tia nắng để mách nước cho vua". Mọi người "Y kế" làm theo. Kết quả là Vua thắng liền ba ván.

   d. Pho tượng nào thông minh nhất.
   Ngày thứ ba: Sứ giả đưa ra 3 pho tượng gỗ giống hệt nhau, đánh số 1, 2, 3 và hách dịch nói: “Nội trong 3 ngày, phải trả lời pho tượng nào thông minh nhất”. Chúa Trịnh và quần thần lo sốt vó, nhưng không ai biết cách nào để tìm ra pho tượng thông minh. Chúa Trịnh lại phải nhờ đến Trạng Quỳnh.
   Sau khi quan sát kỹ 3 pho tượng, Trạng Quỳnh bèn lấy một sợi móc ( loại sợi để khâu nón) chọc vào lỗ tai 3 pho tượng thì thấy: Pho tượng thứ nhất sợi chỉ đi vào tai này, ra ở tai kia; Pho tượng thứ hai sợi chỉ đi từ tai ra miệng; Pho tượng thứ ba sợi đi từ tai lên đầu. Trạng phán: "Pho tượng thứ ba thông minh nhất". Đúng hẹn, Sứ giả tới, Chúa nói với Sứ giả nội dung như lời Trạng đã phán. Nghe xong câu trả lời, Sứ giả cung kính chìa ra bản thảo hai nước cam kết không xâm lược lẫn nhau.
   Chẳng phải mọi thời đại người ta đều cho rằng: " Nhân tài là nguyên khí của Quốc gia ".

   Chuyện 3. Giúp đỡ bạn bè và vợ con,
   a. Khi còn ở quê, nhà Quỳnh rất nghèo. Một lần không còn tiền mua gạo, Quỳnh liền đi ra đền thờ bà Chúa Liễu để vay tiền cúng tiến. Quỳnh thắp hương khấn: "Nhà em nghèo, hiện nay không có tiền mua gạo, xin chị cho em vay, ví Âm-Dương cách trở, nên em xin ý kiến chị bằng cách giao quẻ âm dương: Nếu một đồng sấp một đồng ngửa là chị cho em vay một phần tư. Nếu hai đồng cùng sấp Quỳnh sẽ vay một nửa. Nếu hai đồng cùng ngửa Quỳnh xin vay 3/4". Khấn xong Quỳnh gieo quẻ. Nhưng vì không muốn cho Quỳnh vay tiền nên Bà Chúa Liễu khiến hai đồng quay tít. Quỳnh vỗ tay reo lên: “A! Tiền múa tức là Chúa cười, chị quý em, nên chị cho em tất!”. Nói xong gom hết tiền cho vào túi mang về nhà.

   b. Tạ ơn Thành Hoàng làng 
   Một lần vợ Quỳnh ốm rất nặng, uống nhiều loại thuốc mà không khỏi. Có người mách: Ra Miếu thờ Thành Hoàng làng xin phù hộ, thì sẽ khỏi bệnh. Quỳnh làm theo và quả nhiên vợ Quỳnh khỏi bệnh. Khi vợ nhắc phải làm lễ tạ ơn Thành Hoàng làng. Nhà nghèo, nên Quỳnh lấy 2 quả trứng gà, luộc chín đặt trên đĩa ở ban thờ Thành Hoàng làng, rồi chắp tay khấn:
Chú là kẻ cả trong làng
Anh là người sang của nước
Hai bên chức - tước, chẳng kém chi nhau
Vì vợ anh đau (ốm), phải ra khấn vái
Đi chợ thì ngái (xa), nhà chẳng còn gì
Có con gà ri, nó vừa nhảy ổ
Đem ra mà mổ, thì cũng thương tình
Chú có anh linh, xơi 2 trứng vậy.
   Khấn xong rồi bỏ ra về. Ai cũng sợ Thành Hoàng sẽ trách phạt, nhưng sau đó mọi người trong gia đình Quỳnh đều bình yên vô sự.

   c. Giúp bạn tiền làm nhà và cưới vợ
   Trên đường từ Kinh đô về quê, Quỳnh gặp lại người bạn học năm xưa, bây giờ làm nghề chèo đò qua sông. Quỳnh hỏi: " Nhà ở đâu?". Ngươi bạn chỉ vào con đò; Quỳnh hỏi: "Vợ, con đâu?". Người bạn nói: "Do nghèo nên không ai chịu lấy cả ". Suy nghĩ một lát, Quỳnh nói: "Tôi sẽ giúp bạn có tiền làm nhà và cưới vợ!". Người bạn trố mắt, tỏ vẻ không tin, nhưng không nói gì.
   Thời đó, người ta đồn nhau rằng: Đã là Trạng thì phải có những cái khác người. Ví dụ: Phân của Trạng không phải hình tròn mà là hình vuông; hoặc là : Về già Trạng không chết, mà sẽ lột xác để trở lại thành người trẻ.... Nắm được tâm lý này, Quỳnh cho người phao tin: "Ngày mai Trạng sẽ lột xác, địa điểm lột xác là trên cồn nằm giữa sông". Sáng sớm hôm sau Quỳnh đi đò của bạn ra cồn và dặn: "Nếu có người đi đò ra cồn xem Trạng lột, thì lấy giá cao vào nhé!". Quả nhiên, người đi xem trạng lột rất đông. Nghe lời Quỳnh , người bạn đã tăng giá đò lên 5 lần. Khi tới cồn, mọi người tìm đến chỗ Quỳnh thì chỉ thấy: Trạng cởi trần, quần trễ xuông dưới xương háng và đang nằm phơi nắng. Khi quay trở ra mọi người nhìn thấy tấm bảng ghi dòng chữ: “Tiên sư thằng nào nói lại với thằng nào nhá!” Do vậy, khi lên bờ có người hỏi: "Trạng lột như thế nào?". Thì mọi người trả lời đại loại là: “Cứ ra nhìn thì sẽ biết”' hoặc " Hãy ra mà nhìn tận mắt". Có người còn hóm hỉnh: " Mới lột có một nửa!". Thế là mọi người tranh nhau , ai cũng phải ra "Để nhìn tận mắt". Anh bạn của Quỳnh thì mải miết chèo đò và thu tiền.
   Năm sau Quỳnh lại về quê, người bạn vẫn chèo đò, khi đò đã gần tới bờ bên kia, anh chỉ tay vào một ngôi nhà trên bờ sông và nói: " Nhà tôi đấy!". Quỳnh nhìn theo thì thấy một ngôi nhà xinh xắn, trong nhà có một người phụ nữ đang thu dọn.

   Chuyện 4Châm biến thói xa hoa, trụy lạc của Chúa Trịnh và Quan lại trong triều.

   aMèo của ai.
   Chúa Trịnh có một con mèo rất đẹp, Chúa rất yêu quý nên đã ra lệnh nhà bếp phải cho mèo ăn ngon, mặc đẹp, có vòng vàng đeo cổ... Hàng ngày Chúa cùng mèo chủ trì buổi chầu. Khi mèo kêu, thì dù ai đang nói gì, quan trọng tới đâu, Chúa cũng quay sang vuốt ve và nói chuyện riêng với mèo!
   Thấy quá chướng tai gai mắt. Trạng Quỳnh đã bắt trộm mèo  mang về nhà mình. Mỗi khi cho mèo ăn, Trạng để hai đĩa: Một đĩa cơm với thịt hoặc cá, đĩa còn lại chỉ có cơm với rau. Đương nhiên là mèo nhào đến đĩa cơm có thịt và cá. Mỗi lần như vậy, mèo bị đánh rất đau. Khi quá đói, mèo đành đến ăn đĩa cơm rau. Sau nhiều lần, mèo đã bỏ thói quen ăn cơm với thịt - cá, mà chỉ ăn cơm với rau.
   Bị mất mèo, Chúa Trịnh tìm kiếm khắp nơi, nhưng không thấy. Một hôm, có người nói nhìn thấy mèo của Chúa ở nhà Trạng Quỳnh. Chúa hỏi, thì Quỳnh nói đó là mèo của gia đình mình. Chúa hỏi: "Lấy gì làm bằng chứng?" Quỳnh nói: "Mèo của hạ thần được nuôi bằng cơm với rau, mèo của Chúa được nuôi bằng ngọc thực và thịt cá. Bây giờ hãy để hai đĩa: Một đĩa cơm rau của thần và một đĩa cơm với thịt, cá của Chúa. Mèo đến ăn đĩa nào, thì mèo là của người ấy". Chúa thấy có lý, bèn đồng ý làm theo cách trên.
   Quả nhiên, khi Quỳnh thả mèo ra, thì mèo liền đi đến đĩa cơm rau và ăn ngon lành.
   Chúa biết là Quỳnh phù phép, nhưng trước đó đã đồng ý sẽ thử theo cách này, nên dù bực mình Chúa cũng chỉ có thể để trong bụng.

   b. Chúa đang ... về thôi các ông!
   Chúa là người ham mê “Tửu - Sắc” vô độ, đến mức bỏ bê triều chính. Các quan ai cũng biết, nhưng không dám nói. Riêng Quỳnh nhiều lần can ngăn,nhưng Chúa vấn chứng nào, tật nấy.
   Vào một buổi chầu, các quan tề tựu đông đủ đã lâu, nhưng chỗ ngai vàng không thấy Chúa ra. Mọi người cử Quỳnh đi thám thính. Sau khi đi một lúc, Quỳnh quay về nói : “Chúa đang ngáy-đèo, về thôi các ông!”  nói xong Quỳnh ra về.
   Có người nói lại với chúa, Chúa giận lắm, từ đó bắt đầu có ý định hãm hại Quỳnh.

   cXem tướng để biết giàu sang.
   Một lần Chúa Trịnh cùng các quan lớn và Trạng Quỳnh đi du ngoạn bằng thuyền trên sông. Khi tất cả các trò Hát-Ca, Thơ-Phú đều đã chán Chúa phán : "Mỗi người phải kể một chuyện vui".
   Các quan phụng mạng, ra sức làm vừa lòng Chúa. Khi tới lượt, Quỳnh bèn hỏi:  Các vị có muốn biết cách xem mình có thể giàu hơn và sang hơn không? Vốn tham lam, tất cả đều trả lời: Có!
   Quỳnh nói: Cống hậu vô mao bần chí tử!, nghĩa là: Lỗ đít không có lông thì nghèo đến lúc chết. Không ai bảo ai, cả Chúa và các quan đều lén sờ xem cái "Cống hậu" của mình có lông không!
   Chờ cho mọi người hành động xong, Quỳnh đọc tiếp: Tam thập lục xỉ đại tướng quân. Nghĩa là : Ai có đủ 36 cái răng thì sẽ trở thành : Đại tướng. Một lần nữa cả Chúa và các quan lại dùng tay sờ và đếm từng chiếc răng ở miệng mình xem có đủ 36 răng không?.
   Quỳnh đã điều khiển được Chúa và các quan làm gì thế nhỉ?

   dChúa chỉ cho ỉa, thằng nào đái .. tao cắt!
   Sau khi biết được thâm ý của Trạng Quỳnh trong việc bày cách xem tướng giàu - sang, các quan và Chúa đều rất giận. Chúa sai lính Ngự lâm đến ỉa vào nhà Quỳnh.
Tuân lệnh vua, lính kéo nhau đến nhà Quỳnh đông nghịt, một số người tỏ ra thích thú và đang chuẩn bị cởi quần ... ngồi xuống. Bỗng Quỳnh quát lên: "Các ngươi hãy nghe đây: Chúa lệnh cho các người đến ỉa vào nhà ta, nhưng Chúa không ra lệnh cho các ngươi đái. Do vậy ỉa thì cứ việc ỉa, nhưng không được đái. Thằng nào đái tao cắt!" Nghe xong câu nói của Quỳnh, bọn lính xì xào: "Trước khi ỉa phải đái đã, bây giờ, ỉa mà không cho đái, thì bố ai làm được!". Đa số lấy cớ đó bỏ về, nhưng một vài anh nghịch ngợm lấy gáo dừa hoặc thùng úp vào chỗ ấy, rồi ngồi ỉa ra nhà Quỳnh.


   eHành tốt là nhờ phân của bọn lính đã ị vào nhà thần hôm trước đấy ạ!
   Sau vụ Chúa sai lính đến ỉa vào nhà, Quỳnh giận lắm và quyết tâm trả đũa. Quỳnh cho người hót phân đổ ra vườn để trồng hành. Sau ba tháng hành tốt um, củ to tướng.
Vào một buổi chầu, Quỳnh nhổ mấy bụi to, rửa sạch bọc gói cẩn thận, rồi cung kính biếu Chúa. Vốn là người ham mê “Tửu - sắc” nên thấy hành là mắt Chúa sáng lên, bèn sai người làm các món hành luộc, hành gỏi, hành thái dầm mắm và ăn rất ngon lành.
   Buổi chầu hôm sau, gặp Quỳnh Chúa nói: "Hành của nhà ngươi ngon lắm. Nhưng nhà ngươi trồng như thế nào mà hành tốt vậy?". Quỳnh thưa: "Bẩm sau cái vụ Chúa sai lính đến nhà... thần lấy sản phẩm ấy để trồng nên hành mới tốt thế ạ!". Chúa giật mình và tái mặt nghĩ: "Thế hóa ra nó cho mình ăn... Sản phẩm của bọn lính ư! Nhưng mà đã trồng cây thì phải bón phân chứ. Phân trâu, phân lợn, phân gà, phân người...đều là  phân cả". Chúa uất tận cổ, nhưng không thể công khai trị tội Quỳnh. Tuy nhiên Chúa quyết không bỏ qua.

   gTrạng chết, Chúa cũng băng hà.
   Sau vụ cho Chúa ăn... hành, Trạng biết thế nào cũng bị Chúa giết. Do vậy, đã dặn sẵn người nhà: "Sau khi ta chết, cả nhà không ai được khóc, mà phải đặt ta ngay ngắn trên võng, một người đứng bên quạt mát, còn một người ngồi cạnh đọc to nội dung cuốn sách mà ta vẫn thường đọc. Chỉ khi nào nghe tin Chúa đã chết,  thì bên này mới được phát tang."
   Đúng như Trạng nói. Chúa sai người mang cho Trạng một chén rượu thuốc độc. Trạng uống và chết. Người nhà làm đúng như Quỳnh dặn. Sáng ngày hôm sau, người của Chúa đi thám thính về tâu : “Quỳnh vẫn nằm trên võng, có người quạt mát và có người đọc sách cho nghe”. Giận quá, Chúa bèn truyền mang lọ rượu đã rót cho Quỳnh một chén hôm qua, để uống thử. Sau khi uống, thì Chúa đã tự mình khẳng định: "Đó là rượu có thuốc độc." Người nhà Quỳnh sau khi biết chính xác Chúa đã chết vì rượu độc, thì phát tang, khóc lóc rầu rĩ.
   Đời sau có thơ rằng:
Trạng chết, Chúa cũng bằng hà
Dưa gang đỏ đít, thì cà đỏ trôn.