Áp dụng đánh giá nguy cơ trong ngành thủy sản

Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới. Sản phẩm thủy sản Việt Nam hiện đã có mặt trên 150 nước và vùng lãnh thổ ở các châu lục. Bên cạnh việc gia tăng khối lượng và giá trị sản phẩm thủy sản xuất khẩu, công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng luôn được chú trọng – cả về góc độ quản lý cũng như trong hoạt động sản xuất, kinh doanh – nhằm đảm bảo cung cấp các sản phẩm thủy sản chất lượng cao đến người tiêu dùng, đáp ứng đòi hỏi của các thị trường nhập khẩu.
Áp dụng đánh giá nguy cơ trong ngành thủy sản

Được sự cho phép của Tổ chức Nông Lương của Liên Hợp Quốc (FAO), với sự tài trợ của Hợp phần Quản lý chất lượng sau thu hoạch và xúc tiến thị trường (POSMA) thuộc Chương trình Hỗ trợ ngành thủy sản Giai đoạn II (FSPS II), Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD) đã xuất bản Tài liệu Kỹ thuật nghề cá của FAO số 442 có tựa đề “Áp dụng đánh giá nguy cơ trong ngành thủy sản”.

Đây là một tài liệu rất hữu ích cho các tổ chức và cá nhân quan tâm đến công tác kiểm soát chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản, giúp họ hiểu rõ hơn về các nguy cơ và phương pháp đánh giá nguy cơ trong chuỗi sản xuất thực phẩm hay thủy sản, nhất là nguy cơ vi sinh và hóa học. Tài liệu này được xây dựng như một bộ cẩm nang hoàn chỉnh cho các chuyên gia công nghệ thủy sản, các nhà quản trị và các chuyên viên y tế. Tài liệu gồm 5 phần sẽ đưa người đọc đi từ kiến thức cơ bản tới trình độ có thể tiến hành các đánh giá nguy cơ đáng tin cậy.

1.     Các khái niệm cơ bản về đánh giá nguy cơ: định nghĩa và ngôn ngữ chuyên ngành.
2.     Phương pháp thực hiện đánh giá nguy cơ: tiến trình từng bước
3.     Phương pháp sử dụng đánh giá nguy cơ: quản lý nguy cơ, phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) , mô tả nguy cơ.
4.     Bảng xếp hạng nguy cơ - cách sử dụng
5.     Các ví dụ về đánh giá nguy cơ: thiết kế tương tác dành cho người đọc.

Tài liệu do Nguyễn Thị Quý Linh (cộng tác viên FITES) dịch, Lê Đình Hùng, Nguyễn Tử Cương (Giám đốc FITES) và Đỗ Đức Hạnh hiệu đính. Sách đã được Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội phát hành năm 2009.

Tác giả bài viết: Quỳnh Chi