Hỏi đáp về Thương hiệu


1. Hỏi: Thương hiệu là gì ?
Đáp: Thương hiệu là dấu hiệu (vô hình hoặc hữu hình) để phân biệt hàng hoá/dịch vụ của một đơn vị/tổ chức với hàng hoá/dịch vụ cùng loại của đơn vị/tổ chức khác (Theo tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới - WIPO).
 
2. Hỏi: Những yếu tố tạo thành thương hiệu?
Đáp:  Các yếu tố cấu thành thương hiệu có thể gồm: Logo, đặc tính phần cứng và phần mềm của thương hiệu.
 
3. Hỏi: Đặc tính phần cứng của thương hiệu là gì?
Đáp: 
- Các quy định (quy chuẩn, quy định kỹ thuật) nhằm đảm bảo: an toàn thực phẩm, an toàn bệnh dịch, an toàn môi trường đối với sản phẩm/dịch vụ và quá trình sản xuất.
- Là giới hạn tối thiểu mỗi sản phẩm/dịch vụ phải đạt được
- Được kiểm soát nghiêm ngặt bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền
 
4. Hỏi: Đặc tính phần mềm là gì?
Đáp: 
- Là yêu cầu (mong muốn) của người tiêu dùng, của xã hội, của hệ thống phân phối, bán lẻ hoặc dịch vụ về bảo tồn sinh thái và phát triển bền vững.
- Là những nội dung làm tăng thêm giá trị, giá bán và sức cạnh tranh của sản phẩm/dịch vụ so với cùng loại.
- Được đánh giá công nhận bằng các tổ chức độc lập; quảng bá của nhà sản xuất; và sự công nhận của người tiêu dùng.
 
5. Hỏi: Một thương hiệu tốt có thể mang lại những tác dụng nào đối với người tiêu dùng ?
Đáp:  Thương hiệu tốt sẽ tạo cho người tiêu dùng yên tâm về chất lượng sản phẩm, nhanh chóng đến với người tiêu dùng (nghĩ ngay đến thương hiệu tốt) và khẳng định được giá trị.
 
6. Hỏi: Chỉ dẫn địa lý là gì ?
Đáp: Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu để nhận biết sản phẩm nông, lâm, ngư có nguồn gốc từ một địa phương, vùng lãnh thổ, hoặc một quốc gia mà tại đó dưới tác động của chất đất, nguồn nước và khí hậu, đã tạo cho sản phẩm nông, lâm, ngư có được hương, vị, dinh dưỡng hơn hẳn so với sản phẩm cùng loại của địa phương hoặc quốc gia khác. Ví dụ: Bưởi Đoan Hùng (Phú Thọ), bưởi Da xanh (Bến Tre), Xoài cát Hòa Lộc....
 
7. Hỏi: Phân biệt giữa thương hiệu và chỉ dẫn địa lý?
Đáp: 

Chỉ tiêu Thương hiệu Chỉ dẫn địa lý
Ký hiệu Phân biệt sản phẩm/dịch vụ của đơn vị/tổ chức với sản phẩm/dịch vụ cùng loại của đơn vị/tổ chức khác Phân biệt sản phẩm nông, lâm, ngư được canh tác tại vùng đất, nguồn nước, khí hậu của một địa danh xác định
Uy tín Được xây dựng bởi chất lượng sản phẩm, chế độ dịch vụ và hậu mãi thể hiện qua đặc tính (phần cứng và phần mềm) của thương hiệu và hoạt động quảng bá Chất lượng đặc biệt riêng có (hương, vị, dinh dưỡng, vi lượng…) nhờ vào chất đất, nguồn nước và khí hậu của một vùng địa lý cụ thể
Sở hữu Là tài sản của đơn vị/tổ chức. Giá trị tài sản này lệ thuộc vào chất lượng sản phẩm/dịch vụ và hoạt động quảng bá Là tài sản Quốc gia (hoặc vùng lãnh thổ). Giá trị tài sản sẽ được nâng cao thêm nhờ hoạt động quảng bá về thương hiệu của sản phẩm chỉ dẫn địa lý
 
 
8. Hỏi: Nhãn hiệu là gì ?
Đáp:  Nhãn hiệu là dấu hiệu gắn liền với một sản phẩm/dịch vụ cụ thể để phân biệt với sản phẩm/dịch vụ cùng loại của đơn vị/tổ chức khác; Đồng thời phân biệt giữa những sản phẩm/dịch vụ khác nhau của cùng một đơn vị hoặc tổ chức. Ví dụ: nhãn hiệu INOVA, VIOS…của thương hiệu TOYOTA.
 
9. Hỏi: Phân biệt giữa thương hiệu và nhãn hiệu
Đáp:

Chỉ tiêu Nhãn hiệu Thương hiệu
Dấu hiệu Gắn trên sản phẩm/dịch vụ cụ thể Gắn liền với một đơn vị/tổchức/ngành hàng
Mục đích - Phân biệt sản phẩm/dịch vụ của đơn vị/tổ chức với sản phẩm/dịch vụ cùng loại của đơn vị/tổ chức khác
- Phân biệt giữa các sản phẩm/dịch vụ khác nhau của cùng một đơn vị/tổ chức
Phân biệt sản phẩm/dịch vụ của đơn vị, ngành hàng, Quốc gia với sản phẩm cùng loại của đơn vị, ngành hàng, Quốc gia khác
Quan hệ thương hiệu và nhãn hiệu - Một đơn vị/tổ chức có bao nhiêu sản phẩm/dịch vụ thì sẽ có bấy nhiêu nhãn hiệu.
- Trong trường hợp một đơn vị/tổ chức chỉ cung cấp một loại sản phẩm/dịch vụ duy nhất, thông thường nhãn hiệu và thương hiệu sẽ là một (ví dụ: Thuốc cam trẻ em 40 Hàng Bạc- Hà Nội, thuốc sâu răng 24-Trần Xuân Soạn-Hà Nội)
Một đơn vị/tổ chức chỉ có một thương hiệu
 
10. Hỏi: Làm thế nào để thương hiệu có uy tín ?
       Đáp: Để thương hiệu có uy tín, ngoài sự nổi trội (đặc tính phần cứng và phần mềm) hơn hẳn so với sản phẩm/dịch vụ cùng loại, nhà sản xuất, cung ứng dịch vụ còn phải xây dựng và thực hiện tốt chiến lược quảng bá thương hiệu. Nếu sản phẩm có các đặc tính tốt nhưng không thực hiện quảng bá hoặc quảng bá không đúng cách người tiêu dùng sẽ không biết đến những đặc tính tốt của thương hiệu, sẽ không khác gì thành ngữ “mặc áo gấm đi đêm”.